Bảo dưỡng ghế sofa vải

Sofa vải hiện nay được rất nhiều gia đình tin dùng bởi sự hiện đại, sang trọng và đẳng cấp mà nó mang lại. Sofa vải được sử dụng nhiều nhưng không phải ai cũng biết cách bảo dưỡng đúng cách, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của chiếc sofa vải yêu quý của bạn. Bài viết dưới đây của SOFAKLEAN cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về cách bảo dưỡng ghế sofa vải.

Tại sao phải cần bảo dưỡng ghế sofa vải?

Việc bảo dưỡng, chăm sóc ghế sofa vải được ví như việc chăm sóc cây cối vậy, chúng ta tận tâm chăm sóc thì mới nhận được trái ngọt. Nếu ta không bảo dưỡng ghế sofa vải theo định kỳ về sau bề mặt vải trên ghế sẽ trở nên cũ và xấu xí. Việc lau chùi, hút bụi ghế sofa vải vừa đảm bảo sạch sẽ, thời gian sử dụng ghế bền hơn mang đến độ thẩm mỹ cao cho căn phòng của bạn. Bảo dưỡng ghế sofa còn mang lại lợi ích sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. 

Bảo dưỡng ghế sofa vải

Mẹo bảo quản ghế sofa vải 

Điều đầu tiên bạn cần làm là tránh đặt ghế sofa vải ở những nơi có ánh nắng trực tiếp.

Sự thay đổi của nhiệt độ môi trường sẽ gây nguy hiểm cho màu sắc của đồ nội thất bằng vải, gây phai màu và ố vàng, đồng thời sẽ làm cho đồ nội thất bằng vải bị cứng kể cả ghế sofa vải. Vải đệm ghế sofa sẽ bị phai màu, kém đàn hồi làm giảm chất lượng và xuống cấp nhanh chóng khi để dưới ánh nắng trực tiếp. Những tác động này sẽ làm giảm tuổi thọ của ghế. Bạn nên đặt ghế sofa ở những nơi đảm bảo lưu thông không khí, tránh ánh nắng và tránh ẩm ướt để bảo vệ bộ ghế sofa vải.

Trong quá trình sử dụng, ghế sofa vải rất dễ bám bẩn bởi những nguyên nhân phổ biến mà ai cũng sẽ gặp phải:

  • Đồ ăn, thức uống trong quá trình sử dụng bạn sơ ý làm đổ lên. Bởi nhiều người có thói quen ăn uống trên sofa để vừa thưởng thức món ăn vừa kết hợp xem tivi.
  • Nhà ở những nơi có không khí bị ô nhiễm, gần đường là nguyên nhân khiến sofa dễ bám bụi.
  • Gia đình có nuôi thú cưng, dính lông động vật cùng với chân dơ của vật nuôi cũng gây bẩn cho sofa.
  • Gia đình có trẻ nhỏ hiếu động, tinh nghịch vẽ bậy lên bề mặt sofa.
  • Ghế sofa vải ít được vệ sinh làm bụi bẩn bám lâu ngày tích tụ.

Những nguyên nhân trên đã làm cho ghế sofa vải dễ bị bám bụi hay vi trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra chúng còn làm cho những chiếc ghế sofa vải của bạn không thể giữ được độ thơm tho, mới mẻ như lúc ban đầu. 

Với những loại vết bẩn bám dính trên ghế, bạn sẽ có những cách phòng tránh khác nhau để loại bỏ vết bẩn cho sofa yêu thích của mình và đảm bảo ghế luôn an toàn sạch sẽ đối với các thành viên trong gia đình.

  • Đối với sofa vải mềm khô, con lăn dính hoặc máy hút bụi sẽ giúp bạn loại bỏ được bụi bám, lông thú cưng,… trên bề mặt ghế và các khe hở của ghế sofa.
  • Nên sử dụng máy hút bụi vệ sinh ghế thường xuyên để loại bỏ bụi bặm làm hỏng vải.
  • Nếu bạn vô tình làm đổ chất lỏng như nước uống, súp thì hãy nhanh tay lau sạch bằng giẻ lau hoặc giấy vệ sinh để ngăn chất lỏng thấm vào vải sofa. Không chà vải và mài vết bẩn vào vải sẽ khiến vết bẩn khó vệ sinh và làm hỏng bề mặt vải. Để có kết quả tốt nhất, hãy làm điều này một cách nhẹ nhàng để loại bỏ vết bẩn.
  • Hạn chế tối đa trường hợp trẻ em chạy nhảy, vật nuôi cào cấu, vật sắc nhọn gây biến dạng, hư hỏng ghế sofa.

Xem thêm

>>>> Cách làm sạch ghế da
>>>> So sánh sofa da và sofa vải

Sofa vải rất dễ biến dạng

Ghế sofa là nơi để mọi người tập trung quay quần bên nhau. Thời gian sử dụng ghế sofa vải quá nhiều, trọng lượng của mọi người mỗi lúc khác nhau đè nén lên ghế sẽ làm cho ghế dễ bị biến dạng, ngồi lâu tại một vị trí gây nên bào mòn vị trí ấy. Khi sử dụng ghế sofa vải mọi người cần ngồi lại một cách chậm rãi và có chủ ý để không gây tổn hại đến ghế. Thay vì ngồi mãi một vị trí thì ta có thể dịch chuyển sang vị trí khác, nên tránh tác động lực quá mạnh một cách bất ngờ lên ghế để tránh gây biến dạng cho ghế.

Đối với ghế sofa vải bạn không nên tháo vỏ bọc ghế ra để giặt

Khi chọn mua ghế sofa vải, trước tiên bạn có thể hỏi xem lớp vỏ bọc sofa có thể tháo rời hay không và cách làm sạch chi tiết, vì chất liệu vải được chọn là khác nhau nên cách giặt cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn tự ý tháo rời vỏ bọc để giặt sẽ làm cho vỏ bọc bị co rút, biến dạng không lắp lại được.

Mẹo bảo dưỡng chăm sóc ghế sofa vải

Luôn sử dụng 2 người để khiêng ghế, tránh làm ghế bị xộc xệch

Yếu tố quan trọng nhất khi di chuyển ghế sofa là cần tối thiểu 2 người khỏe mạnh. Đảm bảo việc khiêng vác ghế không bị xộc xệch và biến dạng khung ghế làm mất đi giá trị của chiếc ghế sofa.

Khi các đầu chỉ, xơ vải bị bung ra bạn phải làm thế nào?

Sau một thời gian dài sử dụng thì sẽ không thể tránh khỏi việc các đầu chỉ, sợi vải bị bung. Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ cần dùng kéo để cắt đi phần bị bung ra và tuyệt đối không dùng tay để bứt những sợi chỉ này vì nó có thể bung nhiều hơn lúc ban đầu.

Chống ẩm, tránh mục nát bên trong

Để tránh mục nát bên trong ghế thì ta nên chống ẩm cho ghế. Không nên để các loại máy phun sương, máy hơi nước thổi trực tiếp lên ghế sofa vải. Nếu như thời tiết ẩm ướt, hãy bật điều hòa để làm giảm độ ẩm trong phòng. Cần vệ sinh ghế thường xuyên để giữ cho ghế luôn sạch sẽ, không gây ảnh hưởng đến bên trong ghế.

Bạn có thể dùng con lăn để bám bụi và lông trên ghế sofa nếu không dùng máy hút bụi Hãy dùng con lăn, lăn từng khu vực để chắc chắn không bỏ sót vị trí nào. Con lăn sẽ hút sạch các bụi bặm cứng đầu, những sợi lông vướng mắc ở những vị trí khó làm sạch nhất.

Dùng bàn chải để chải đều các sợi vải vào nếp

Bạn nên dùng bàn chải mềm để cọ trực tiếp lên bề mặt sofa, bởi chất liệu vải khi bạn cọ bằng bàn chải lông mềm cũng không gây xước như bề mặt của chất liệu da. Bàn chải sẽ giúp cho các sợi vải trên bộ ghế sofa vải của bạn đi vào nếp một cách ngay ngắn và đẹp mắt. 

Để làm sạch bề mặt ghế sofa, bạn có thể dùng máy hút bụi. Bạn cần sử dụng máy hút bụi thường xuyên tránh để lâu, ít nhất 1 tuần/lần. Ghế sofa vải không được vệ sinh thường xuyên sẽ có rất nhiều vi khuẩn ẩn trú lâu ngày sinh sôi, nảy nở gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. Khi sử dụng máy hút bụi bạn hãy giảm lực hút của máy hút hoặc đặt tất lụa vào đầu hút để bảo vệ sợi vải tránh cho sợi vải bị nhão do hút quá nhiều.

Sau khi hút bụi, bạn nên dùng khăn sạch dành cho loại ghế sofa vải lau lại ghế, đặt ghế ở nơi thông thoáng sau đó để khô một cách tự nhiên.

Bảo dưỡng ghế sofa vải giúp làm tăng giá trị thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ cho ghế. Vì vậy, Ghế sofa vải cần được vệ sinh, giặt ghế sofa và bảo dưỡng để bạn có thể tận hưởng sự thoải mái của nó đem lại lâu dài hơn. Những mẹo bảo dưỡng ghế sofa vải trên thật đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian hay chi phí của bạn phải không nào?

Call Now Button0937138840