Cách xử lý nệm bị mốc

Những đốm đỏ, đen nhỏ li ti xuất hiện với mật độ dày trên nệm khiến chúng trở nên rất mất thẩm mỹ. Nếu bạn muốn vứt bỏ nó đi thì đừng vội, hãy tìm hiểu cách xử lý nệm bị mốc trong bài viết này để không phải tốn chi phi mua nệm mới. Còn nếu bạn đã thử mà vết mốc chưa được loại bỏ hoàn toàn, hãy liên hệ với SOFAKLEAN qua số 0937138840 để đặt lịch giặt nệm chuyên nghiệp. Chúng tôi là những chuyên gia đầu ngành sẽ giúp bạn xử lý mọi loại vết bẩn, kể

Vết nấm mốc trên chăn nệm không khiến bạn ốm ngay mà chúng sẽ khiến bạn bị mắc các bệnh về đường hô hấp nếu như bạn hít phải quá nhiều. Một số bệnh nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải là dị ứng, hen suyễn, khó thở, đau nửa đầu,….

Vậy nguyên nhân khiến nệm bị nấm mốc là gì?

Nguyên nhân nệm bị nấm mốc

Nấm mốc thường sinh sôi, phát triển trong môi trường tối, ẩm ướt. Và chăn, nệm chính là nơi trú ngụ lý tưởng của các tế bào nấm mốc.

Các yếu tố khiến nệm bị nấm mốc như:

Độ ẩm trong phòng gia tăng khiến cho các vật dụng như nệm, chăn, màn dễ bị ẩm ướt. Đặc biệt là nệm được làm bằng vật liệu xốp, với các lỗ nhỏ li ti, hơi ẩm dễ dàng ngưng tụ bên trong các lỗ xốp dẫn đến nấm mốc nhân rộng.

Độ thoáng khí thấp: Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh và hong khô nệm, dẫn đến bề mặt nệm ứ đọng bụi bẩn, giảm độ thoáng khí trong các lỗ xốp, dẫn đến nệm dễ bị nấm mốc.

Chất lỏng tràn như nước uống, nước tiểu, vết nôn trớ khiến nệm dễ bị hôi và ẩm ướt. Trong trường hợp này, khi nấm mốc xuất hiện trên bề mặt, nó có thể sẽ lây nhiễm sang toàn bộ đệm và nếu bạn không sớm tìm giải pháp làm sạch, bạn sẽ phải thay đệm mới.

Nệm mút hoạt tính dễ có nấm mốc so với các loại nệm khác. Đó là bởi vì memory foam có cấu trúc xốp, có thể ngâm trong hơi ẩm. Thêm vào đó, chất liệu nệm này nhạy cảm với có khả  năng giữ nhiệt, do đó tạo điều kiện hoàn hảo cho sự phát triển của nấm mốc.

Các dấu hiệu khi nệm bị nấm mốc

Nấm mốc thường phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, bí bách, thiếu sự thoáng khí.

Nấm mốc sinh sản bằng cách tự phân đôi, tạo ra các bào tử và phát tán vào không khí. Đây cũng là thành phần chủ yếu của các hạt bụi bay lơ lửng trong nhà.

Các dấu hiệu khi nệm bị nấm mốc:

Có mùi

Dấu hiệu đầu tiên của nệm mốc là có mùi ẩm. Nếu bạn làm đổ nước trên bề mặt nệm, một lúc sau, bạn sẽ nhanh chóng ngửi thấy mùi hôi ẩm rất khó chịu trên nệm.

Thường xuyên bị dị ứng hoặc khó thở

Khi hít phải nấm mốc, cơ thể bạn có phản ứng tương tự như hít phải bụi, phấn hoa,… Với hàng triệu tế bào tử nấm mốc sẽ bay lơ lửng xâm nhập vào đường mũi, miệng và gây khó thở, hắt hơi, nhức, ho, hen suyễn. Ngoài ra, nếu chúng tiếp xúc với da, có thể bị mẩn ngứa, dị ứng.

Một số loại nấm mốc còn sản sinh ra độc tố mycotoxin . Nếu như tiếp xúc với nồng độ cao có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, thậm chí gây tử vong.

Có thể nhìn thấy các điểm ẩm mốc

Nếu bạn nhìn thấy trên mặt nệm có đốm nhỏ li ti thành mảng dày màu xanh, đỏ, đen thì chúng chính là nấm mốc.  Điều này cho thấy nệm đã bị nhiễm nấm mốc nặng và cần được xử lý hóa chất hoặc thay mới.

Nguy hiểm khi sử dụng nệm bị nấm mốc

Khi sử dụng nệm bị nấm mốc, bạn có nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe do nhiễm độc tố mycotoxin từ tế bào nấm.

Người cao tuổi, trẻ nhỏ và người có sức đề kháng kém là những đối tượng có nguy cơ lớn gặp vấn đề về sức khỏe do nấm mốc.  Người mắc một số bệnh như xơ nang, viêm phổi mạn tính có thể bị nhiễm trùng hệ miễn dịch nếu hít phải một số loại nấm mốc.

Tiếp xúc với nấm mốc lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh phổ biến như:

  • Hen suyễn
  • Thở gấp
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Suy giảm trí nhớ

Với người có làn da nhạy cảm, khi tiếp xúc với bào tử nấm mốc còn có thể bị nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng trên da.

Cách ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trên nệm

Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trong không khí, cũng như trên bề mặt chăn, ga, gối, đệm, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, mở cửa thông gió cho căn nhà. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể làm như sau:

  • Điều chỉnh độ ẩm lý tưởng khi trời mưa, trời nồm bằng cách sử dụng máy hút ẩm, máy lọc không khí, máy điều hòa, thiết bị AC.
  • Sục khí vào đệm thường xuyên .
  • Thường xuyên mở cửa sổ để tạo sự thông thoáng cho căn nhà, phòng ngủ.
  • Thường xuyên thay mới cho ga giường và giặt ga giường thường xuyên.
  • Hút bụi cho chăn, nệm ít nhất 1 tuần 1 lần để giảm thiểu bụi bẩn, vảy da chết, tóc rụng.
  • Chọn loại nệm được sản xuất có khả năng chống ẩm mốc, chống thấm tốt. Nếu sử dụng nệm hoạt tính, nên phơi nệm thường xuyên dưới ánh sáng bên ngoài trời.
  • Cuộn lại nệm và bọc nệm bằng túi nilon và để nơi khô ráo nếu không sử dụng đến.
  • Không đặt nệm trực tiếp trên sàn nhà vì hơi ẩm từ mặt đất sẽ thấm vào đệm, là môi trường dễ dàng cho tế bào nấm sinh sôi. Thay vào đó nên kê nệm trên mặt phẳng gỗ, tấm ván ép, hoặc tham dày để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa đệm và sàn.
  • Xoay nệm đều 2 mặt để giúp không khí lưu thông đền hơn vào các lớp xốp trên nệm.
  • Chọn khung giường rộng rãi, chống mối mọt.

Các bước làm sạch nấm mốc trên nệm

Bước 1: Chuẩn bị vật tư và hoá chất

Lưu ý quan trọng khi muốn vệ sinh nệm chính là tránh sử dụng các hóa chất mạnh vì có thể khiến nệm bị phai màu, mài mòn và hư hỏng các lớp xốp.

Trước khi bắt đầu vệ sinh nệm, bạn phải chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, dung dịch tẩy rửa cần thiết:

  • Máy hút bụi
  • Miếng bọt biển
  • Khăn vải
  • Muối nở

Nếu như vết mốc đã lâu ngày, có mùi hôi rõ rệt, bạn nên đeo khẩu trang, găng tay đầy đủ để tránh tiếp xúc phải mạt bụi, nấm mốc.

Bước 2: Lột bỏ và giặt ga trải giường

Nếu nệm có vỏ bọc bạn hãy lột và rũ bỏ bụi bẩn trên tấm ga trải giường và vỏ bọc nệm. Sau đó giặt sạch chúng bằng tay hoặc bằng máy theo chỉ định của nhãn dán in trên ga, vỏ bọc nệm.

Nếu bạn giặt máy, bạn nên điều chỉnh chế độ giặt nhẹ nhàng và không vắt mà nên đem phơi khô tự nhiên để giữ độ bền cho sản phẩm.

Bước 3: Hút bụi bề mặt

Hút sạch bụi, vụn rác, lông chó mèo, tóc rụng trên nệm bằng máy hút bụi. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể phủi bụi bằng cây lau bông thỏ.

Nhiều dòng sản phẩm máy hút bụi cầm tay hiện nay có chức năng tiêu diệt nấm mốc bằng tia UV, bạn có thể tham khảo để vệ sinh cho nệm, cũng như sofa, rèm màn nhà mình.

Bước 4: Pha dung dịch xà phòng

Bạn pha ½ cốc xà phòng với 200ml nước.

Lắc đều dung dịch trong bình xịt phun sương cho đến khi tạo ra bọt xà phòng.

Xịt dung dịch xà phòng lên bề mặt bị mốc và để cho dung dịch thấm dần vào bề mặt nệm khoảng chừng 10 phút.

Sau đó sử dụng miếng bọt biển hoặc bàn chải đánh răng cũ để chà lên đốm mốc cho đến khi chúng biến mất.

Ngoài nước rửa chén, bạn cũng có thể dùng dung dịch giấm trắng loãng để diệt nấm mốc bám trên nệm. Giấm có tính axit, giúp tẩy trắng rất hiệu quả và lành tính.

Lưu ý là bạn nên tránh sử dụng hóa chất mạnh trên đệm mút hoạt tính vì bọt dễ hấp thụ nước và sẽ làm hỏng đệm.

Bước  5: Lau sạch nệm

Sau khi lau vết mốc bằng xà phòng, bạn nên lấy một mảnh vải sạch nhúng vào nước và vắt bớt ẩm càng nhiều càng tốt, lau lại nhiều lên lên vùng mốc để bề mặt nệm sạch sẽ nhất có thể.

Bước 6: Làm khô khu vực

Để làm khô hoàn toàn vùng nệm ướt, bạn nên đem đệm phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt tận gốc bào tử nấm mốc. Tuy nhiên, bạn cần tránh  phơi nệm nơi có ánh sáng mạnh, sẽ khiến nệm hư hỏng, đặc biệt là nệm cao su thiên nhiên, nệm hoạt tính.

Bước 7: Rắc muối nở

Sau khi bề mặt nệm khô ráo, bạn rắc lớp muối nở lên toàn bộ đệm. Muối nở có đặc tính kiềm, có tác dụng khử mùi hôi rất hiệu quả.

Sau khi đủ thời gian, tốt nhất là để qua đêm, bạn dùng máy hút bụi để hút hết muối nở. Lúc này, nệm của bạn đã trở nên sạch sẽ hoàn toàn.

Sau đó, bạn có thể lắp lại ga trải giường mới và sắp xếp lại chăn, gối.

Cách làm sạch nấm mốc trên nệm

Những thứ bạn cần chuẩn bị:

  • Giẻ lau/khăn vải
  • Javen
  • Cồn
  • Thuốc tẩy
  • Giấm trắng

Tiếp theo, bạn pha hỗn hợp tẩy rửa như sau:

Đối với thuốc tẩy, hãy pha theo tỷ lệ 1:32 với nước (lưu ý là không sử dụng thuốc tẩy để làm sạch đệm mút hoạt tính vì nó có thể làm hỏng bọt).

Đối với giấm trắng và cồn tẩy rửa, hãy sử dụng tỷ lệ 1:10 với nước.

Đối với Javen hãy pha loãng nhất có thể và phun rộng rãi lên khu vực bị mốc.

Sau khi đã tạo xong 1 trong các hỗn hợp trên, hãy ngâm giẻ lau hoặc khăn sạch vào trong hỗn hợp và sau đó vắt bớt nước. Đặt khăn lên vết mốc và để nó ít nhất 30 phút.

Giặt kỹ giẻ lau, khăn sạch mỗi lần thấm nước để ngăn bào tử nấm mốc lây lan sang các vùng nệm sạch khác.

Dùng quạt và mở cửa sổ để giúp nệm khô nhanh hơn. Hoặc bạn có thể đem phơi nệm tại nơi thoáng gió.

Sau khi nệm khô hoàn toàn, bạn hãy bọc nệm bằng tấm topper.

Dùng cồn y tế và nước ấm

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Lật 2 mặt của nệm và hút bụi kỹ lưỡng, không bỏ qua nếp gấp, mép nệm.

Bước 2: Pha dung dịch cồn y tế và nước ấm với theo tỉ lệ 1:1.

Bước 3: Nhúng khăn vải sạch vào dung dịch cồn này, sau đó chà lên chỗ bị mốc của nệm.

Bước 4: Dùng một miếng vải mới nhúng vào nước ấm và vắt cho bớt nước sau đó lau sạch lại bề mặt nệm.

Bước 5: Phun thuốc khử trùng

Sau khi lau sạch nệm, hãy xịt chất khử trùng lên toàn bộ nệm để đảm bảo nệm được sạch sẽ hoàn toàn.

Bước 6:  Làm khô nệm

Đặt đệm ra ngoài nắng cho khô thoáng, đẩy nhanh thời gian khô và ngăn ngừa nấm mốc phát triển thêm.

Dùng oxy già

Trước khi sử dụng phương pháp này, bạn cần kiểm tra nhãn nệm của bạn. Hydrogen peroxide là một chất tẩy trắng và hầu hết các nhà sản xuất khuyên không nên tẩy trắng nệm. Nếu nệm bạn không thể tẩy bằng oxy già, hãy sử dụng một phương pháp khác.

Bạn cần chuẩn bị: máy hút bụi, nước oxy già, nước ấm, bàn chải nylon.

Bước 1: Hút bụi

Bạn hút bụi mặt trên và mặt dưới của nệm bằng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, mạt bụi, tóc rụng,…

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch

Trộn nước oxy già trong nước ấm theo tỉ lệ 1:3.

Bước 3: Chà sạch nấm mốc

Lau sạch đốm mốc trên nệm bằng dung dịch tẩy rửa trên và bàn chải nylon.

Bước 4: Làm khô nệm

Đặt đệm dưới ánh nắng mặt trời.

Như vậy, SOFAKLEAN vừa chia sẻ cách xử lý nệm bị mốc tại nhà chỉ với những phương pháp rất đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể xử lý nấm mốc diện tích nhỏ trên nệm. Còn nếu vết mốc đã bám sâu vào mặt dưới của nệm, bạn cần sử dụng dịch vụ giặt nệm chuyên nghiệp.

SOFAKLEAN nhận giặt tất cả loại nệm của các hãng Kymdan, Kim Cương, Liên Á, Dunlopillo, Vạn Thành, Đồng Phú, Everon và Amando.

Hãy liên hệ qua số 0937138840 để được chúng tôi để đặt lịch giặt nệm và nhận ưu đãi giảm giá lên tới 30%.

Call Now Button0937138840