Cách vệ sinh nệm xơ dừa

Cách vệ sinh nệm xơ dừa tại nhà có khó không là câu hỏi được rất nhiều người sử dụng nệm xơ dừa đặc biệt quan tâm. Vậy hãy cùng tìm hiểu quy trình giặt nệm xơ dừa chống mối mọt trong bài viết này cùng  SOFAKLEAN. Đừng quên liên hệ qua số 0937138840 để được giảm giá dịch vụ giặt nệm tại nhà ngay từ hôm nay.

Giới thiệu nệm xơ dừa

Nệm xơ dừa được làm từ nguyên liệu chính là xơ dừa tự nhiên. Bằng quy trình xử lý hiện đại, từ các sợi xơ dừa được làm xoắn lại rồi dùng cao su nóng phun lên trên bề mặt nệm để cố định, giúp nệm có sự êm ái, đàn hồi.

Cấu tạo của nệm xơ dừa bao gồm:

Xơ dừa: chiếm đến 95%.

Mủ cao su: chiếm khoảng 5%

Nệm xơ dừa được đánh giá là dòng nệm an toàn, thân thiện với môi trường nên được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.

Ưu điểm của nệm xơ dừa:

  • Nệm xơ dừa được sản xuất từ 100% tự nhiên nên đảm bảo tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
  • Nệm xơ dừa có độ cứng nhất định, ít bị xẹp lún với độ bền trên dưới 10 năm.
  • Nệm có đặc tính đàn hồi, thông thoáng nên đặc biệt phù hợp với người già và trẻ nhỏ.
  • Thiết kế của nệm rất cơ động, dễ di chuyển và vệ sinh.

Cách vệ sinh nệm xơ dừa hàng ngày

Nệm xơ dừa có nhược điểm lớn nhất là dễ mối mọt do thành phần chính là xơ dừa. Do đó, để nệm luôn sạch sẽ, chống mối mọt ăn mòn, bạn cần phải vệ sinh nệm xơ dừa hàng ngày.

Cách vệ sinh nệm xơ dừa rất đơn giản như sau:

Bước 1: Lấy vải bọc (vỏ nệm) ra và làm sạch ga trải giường. Phần lớn vải bọc nệm có thể giặt bằng máy, tuy nhiên bạn cần xem nhãn dán hướng dẫn trước khi giặt. Nếu không giặt bằng máy được, thì bạn nên giặt bằng tay.

Bước 2: Đối với phần lõi (ruột) nệm, bạn có thể vệ sinh bề mặt bằng khăn tẩm thuốc, dung dịch khử trùng, sau đó đem phơi lõi nệm tại nơi khô ráo, thoáng mát để loại bỏ ẩm mốc, mùi hôi, tránh phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng vì có thể gây hư hỏng cho bề mặt cao su và lớp xơ dừa ép chặt bên dưới.

Bước 3: Dùng máy hút bụi để vệ sinh toàn bộ bề mặt nệm, các khe hở, nếp gấp của nệm.

Bước 4: Sử dụng baking soda, phấn rôm hoặc nước giấm để khử mùi hôi cho nệm.

Nếu sử dụng bột baking soda, phấn rôm, bạn hãy rắc một lớp bột mỏng trên toàn bộ bề mặt nệm, sau đó để qua đêm và đợi đến sáng hôm sau hút bụi sạch lại.

Còn đối với nước giấm, bạn hãy pha nước giấm loãng và đổ vào bình xịt, sau đó xịt đều lên toàn bộ mặt trên của nệm trong vòng ít nhất 15 phút. Dùng một chiếc khăn sạch đã thấm qua nước và lau sạch lại cho bớt mùi giấm.

Vào những ngày trời nồm, mưa nhiều, bạn hãy đem phơi đệm dưới ánh nắng để đảm bảo lớp lõi bên trong không bị mối mọt. Ngoài ra, nên tháo lớp vỏ bảo vệ ra và giặt 6 tháng một lần.

Những lưu ý khi sử dụng nệm xơ dừa

Đặt nệm trên tấm phản hoặc mặt giường phẳng, không đặt nệm khi giường bị võng, gồ ghề.

Nệm xơ dừa rất thích hợp cho trẻ nhỏ sử dụng, tuy nhiên nên đặt thêm 1 tấm topper (tấm lót nệm) để trẻ nhỏ không nôn trớ, tè bậy lên nệm xơ dừa.

Thường xuyên lật mặt, xoay nệm khoảng 6 tháng một lần để nệm không bị biến dạng, cong vênh.

Chọn loại vỏ bọc nệm có chất lượng tốt, chống thấm tốt.

Hút bụi cho nệm ít nhất 1 tuần/lần, để tránh bụi bẩn, mối mọt  xâm lấn  vào bên trong nệm.

Không nên ngồi lên mép giường, vì 4 góc của nệm là nơi dễ vỡ nhất, việc ngồi và nằm lâu trên mép giường sẽ dễ làm hỏng lò xo bảo vệ mép.

Không cho trẻ nhỏ nô đùa trên giường, hoặc để thú cưng đùa nghịch trên giường nệm vì có thể làm độ đàn hồi của nệm kém đi.

Bỏ túi ni lông bao bì bọc nệm khi sử dụng để môi trường thông thoáng, khô ráo, tránh để đệm bị ẩm do mồ hôi, độ ẩm không khí.

Không phơi đệm ngoài nắng vì nệm sẽ bị phai màu, bạc màu.

Nếu để nệm ướt từ nước trà, cà phê, bạn nên dùng khăn hoặc giấy vệ sinh thấm hút lên ngay lập tức, sau đó sấy khô bằng máy sấy tóc.

Khi nệm không may bị dính vết bẩn, bạn có thể vệ sinh bằng xà phòng và nước, không nên dùng các chất tẩy rửa có tính axit mạnh, kiềm mạnh vì dễ khiến lớp xơ dừa hư hỏng.

Cách làm sạch các vết bẩn trên nệm dừa

Dưới đây sẽ là cách làm sạch nệm với một số vết bẩn phổ biến:

Vết nôn mửa

Khi nệm dừa dính vết nôn mửa của trẻ nhỏ, người say rượu, thú cưng thì đầu tiên, hãy sử dụng giấy khô thấm cho hết chất lỏng ra khỏi bề mặt nệm. Bạn hãy ấn nhẹ giấy từ trên xuống dưới, tránh di chuyển giấy vì có thể khiến chất lỏng xâm lấn sang các khu vực khác.

Tạo dung dịch giặt nệm, tốt nhất là từ nước rửa chén, dầu gội, sữa tắm pha với nước. Sau đó, đổ dung dịch vào một bình xịt và xịt lên vùng bẩn, giữ nguyên trong vòng vài phút.

Dùng miếng bọt biển thấm nước để lau sạch vết bẩn nhiều lần.

Để khử mùi nôn mửa, rải một lớp bột baking soda lên vùng bẩn, đợi cho đến khi lớp bột baking soda khô hoàn toàn thì dùng máy hút bụi để loại bỏ bột baking soda.

Ngoài ra, bạn có thể xịt thêm tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu sả, tinh dầu chanh, giúp nệm kháng khuẩn, thơm lâu hơn.

Vết máu

Vết máu dính trên nệm nên sử dụng vài viên đá lạnh, đặt chúng lên trên và chà xát nhẹ nhàng cho đến khi vết máu mờ dần ra. Nếu chưa thể loại bỏ hết vết máu, bạn hãy áp dụng cách sau:

Sử dụng oxy già

Đổ nước oxy già vào miếng bông gòn hoặc miếng gạc sạch, sau đó thấm đều lên vùng bị bẩn trong vòng 3-5 phút.

Dùng khăn ẩm để lau sạch nhiều lần cho đến khi vết máu được đánh bay hoàn toàn.

Vết nước tiểu

Nệm dính nước tiểu là sự cố thường gặp với các gia đình có trẻ nhỏ, hoặc nuôi thú cưng. Nếu không vệ sinh ngay, nệm sẽ bị mùi khai, vàng ố . Để làm sạch vết nước tiểu, bạn có thể thực hiện như sau:

Sử dụng cồn

Dùng khăn khô đặt vào vị trí nệm dính nước tiểu, ấn nhẹ từ trên xuống để nước tiểu thấm hút vào khăn.

Bạn đổ cồn vào một chiếc khăn sạch, không đổ cồn trực tiếp lên vết bẩn, sau đó dùng khăn chà nhẹ khăn lên phần nệm dính nước tiểu cho đến khi không còn thấy mùi hôi và vẩn đục nữa.

Sử dụng bột baking soda và máy hút bụi

Dùng khăn khô hoặc giấy ăn đặt vào vị trí nệm dính nước tiểu, ấn nhẹ từ trên xuống để nước tiểu thấm hút vào khăn.

Rắc một lớp bột baking soda lên vùng nệm dính nước tiểu.

Sau khoảng chừng vài giờ đồng hồ, sử dụng máy hút bụi để hút hết baking soda trên nệm.

Xịt một chút nước giấm ăn pha loãng hoặc tinh dầu thơm pha loãng với nước ấm lên nệm để khử mùi khai.

Cuối cùng là bật quạt để để hong khô tự nhiên cho nệm.

Vết thức ăn

Dùng khăn khô hoặc giấy thấm dầu để thấm hết thức ăn bị dính vào nệm.

Rắc một lớp bột mì hoặc muối nở hoặc phấn rôm em bé lên vị trí nệm dính thức ăn.

Đợi trong khoảng 30 phút, lấy máy hút bụi để loại bỏ sạch bột mì. Nếu sử dụng baking soda, có thể để lâu hơn trong khoảng vài tiếng.

Đem đệm phơi khô dưới trời râm mát, thoáng gió để khử mùi triệt để.

Vết mồ hôi

Nếu người lớn, trẻ nhỏ hay đổ mồ hôi trộm ra nệm hoặc để lại dầu nhờn trên nệm, bạn  hãy xử lý như sau:

Đầu tiên, bạn pha loãng bột giặt, nước giặt hoặc nước rửa chén với nước.

Nhúng khăn vào dung dịch mới pha và thấm đều lên vùng nệm có mồ hôi. Lau theo chuyển động hình tròn đều cho đến khi vết mồ hôi không còn nữa.

Dùng khăn sạch đã nhúng qua nước, vắt ráo nước và lau nhiều lần cho đến khi bề mặt nệm sạch bóng.

Để làm khô nệm, hãy dùng quạt để thổi khô hoặc đem nệm đi phơi tại nơi khô ráo, có bóng râm.

Hy vọng với những cách vệ sinh nệm xơ dừa đơn giản trên đây đã giúp bạn có thể tự tin xử lý một số vết bẩn cơ bản dính trên nệm.

Tuy nhiên, nếu nệm xơ dừa nhà bạn bị mốc, bám bẩn nặng, có mùi hôi thì bạn nên sử dụng dịch vụ giặt nệm chuyên nghiệp.

Dịch vụ giặt nệm của công ty vệ sinh  SOFAKLEAN cam kết đáp ứng tiêu chí khắt khe nhất của khách hàng. Chúng tôi có thể giặt tất cả nệm trên thị trường như:

  • Nệm cao su nguyên chất
  • Nệm cao su nhân tạo
  • Nệm xơ dừa
  • Nệm lò xo
  • Nệm bông ép

Nhân viên của chúng tôi có kinh nghiệm giặt nệm cho nhà hàng, khách sạn, biệt thự, văn phòng,…nên đảm bảo xử lý được những vết bẩn cứng đầu nhất, phục hồi nệm như mới.

Liên hệ qua số 0937138840 để nhân viên tư vấn, gửi bảng báo giá giặt nệm tại nhà sớm nhất. Chúng tôi luôn hỗ trợ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả trong những tình huống khẩn cấp nhất!

Call Now Button0937138840