Cách vệ sinh nệm bông ép

Vệ sinh nệm bông ép định kỳ giúp cho nệm luôn bền đẹp, sạch sẽ, bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Hãy cùng SOFAKLEAN tìm hiểu những cách giặt đệm bông ép tại nhà khi có vết bẩn từ máu, nước tiểu,…như thế nào trong bài viết này. Ngoài ra, khi có nhu cầu giặt nệm bông ép, hãy liên hệ qua số 0937138840 để chúng tôi cung cấp bảng báo giá và bố trí nhân viên đến tận nơi hỗ trợ tốt nhất cho bạn.

Nệm bông ép là gì?

Nệm bông ép được sản xuất từ các sợi bông nhân tạo polyester được nén ép với độ chặt hợp lý tạo thành tấm bông có bề mặt mềm mại, êm ái.

Nệm bông ép cao cấp sẽ có độ đàn hồi tốt, không có cảm giác lún sâu, võng. Vỏ nệm bông ép thường làm từ chất liệu vải (gấm, valize, thun xốp…).

Nệm bông ép thường có kiểu gấp 3 là phổ biến nhất, ngoài ra cũng có kiểu gấp 2, gấp thẳng để phù hợp kích thước của giường.

Loại nệm này có ưu điểm lớn nhất chính là đem đến cảm giác thoáng mát, có thể sử dụng vào mùa hè, giúp người có vấn đề về xương khớp, cột sống giảm đau nhức khi nằm ngủ.

Lưu ý khi giặt nệm bông ép

Nệm bông ép rất “kén” nước, nên trong quá trình giặt, không được để đệm tiếp xúc với quá nhiều nước, kể cả là nước giặt vì sẽ khiến chất độn bên trong đóng thành cục, phân bố không dàn đều.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi giặt nệm bông ép để giữ chúng luôn bền đẹp, kéo dài tuổi thọ:

Sử dụng bàn chải quần áo mềm hoặc miếng bọt biển mềm để chà xát vết bẩn trên nệm.

Đặt nệm ra mặt phẳng sạch hoặc treo lên dây, tránh đặt nệm tại nơi có vị trí không bằng phẳng.

Giặt nệm bằng chất tẩy rửa dạng bột hoặc gel. Ngoài ra, nên pha loãng với nước, sau đó đánh bông lên để tạo thành lớp bọt, dùng bàn chải quét lên bề mặt nệm, lớp bọt sẽ giúp hòa tan chất bẩn, cặn bẩn mà không làm nệm bị ngấm ướt, gây ẩm mốc.Sau khi xử lý xong, bàn chải được nhúng vào dầu dưỡng và lau lại bề mặt.

Phơi hong nệm ở nơi thoáng khí, nhiều gió, có ánh nắng vừa phải. Nếu trời mưa, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc hoặc quạt để thời gian nệm khô nhanh hơn.

Nếu có những vết bẩn lâu ngày trên nệm, bạn có thể áp dụng mẹo đơn giản như sau:

Cách 1: Pha muối với nước chanh. Đổ hỗn hợp này lên vết bẩn, sau đó dùng bàn chải mềm lau sạch. Để nguyên tấm nệm trong vài giờ đồng hồ, sau đó lau lại bằng miếng bọt biển ẩm. Để tấm nệm khô tự nhiên ngoài trời.

Cách 2: Pha loãng ¼ xà phòng giặt trong 500ml nước ấm. Dùng miếng bọt biển nhúng vào hỗn hợp và thoa lên vết bẩn, sau đó đợi 10-15 phút rồi lau khô bề mặt nệm bằng khăn sạch.

Cách làm sạch nệm bông ép tại nhà

Nệm bông ép không thích hợp để giặt với nhiều nước, cách tốt nhất là giặt khô với hóa chất chuyên dụng.

Đầu tiên, sử dụng máy hút bụi để loại bỏ hạt bụi nhỏ, tóc rụng, vảy da chết,…ra khỏi tấm nệm.

Nhỏ 10-15 giọt tinh dầu vào 1-2 gói soda và trộn đều và cho vào một bình xịt.

Xịt đều dung dịch vừa rồi lên nệm và để nguyên trong vài giờ.

Dùng máy hút bụi để hút dung dịch trên đã khô lại. Nệm của bạn sẽ được khử mùi một cách nhanh chóng do bột baking soda.

Nệm bông ép dính vết máu

Bạn có thể vệ sinh nệm bị dính máu bằng axit axetic hoặc axit citric, đừng quên pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1.

Dùng khăn sạch thấm dung dịch và chà nhẹ lên khu vực nệm dính máu, sau đó làm khô bề mặt nệm bằng máy sấy tóc.

Nệm bông ép có nấm mốc

Mùa mưa nhiều có thể khiến nệm bông ép tăng nguy cơ bị nấm mốc.

Đối với tấm nệm dày, cần phải xử lý vết mốc càng sớm càng tốt.

Đầu tiên, bạn cần hong khô đệm dưới nắng ít nhất 1 ngày, sau đó xử lý vết mốc bằng dung dịch axetic hoặc cồn rồi phơi lại tấm nệm.

Hoặc bạn có thể sử dụng oxy già đổ trực tiếp lên trên các vết nấm mốc rồi đem phơi dưới nắng.

Nệm bông ép dính kẹo cao su

Nếu nệm dính kẹo cao su, đừng lo lắng, bạn hãy sử dụng vài viên đá lạnh xoa lên vùng nệm bị dính bã kẹo hoặc sử dụng cồn y tế đổ lên vết bã kẹo và chà xát nhẹ nhàng. Sau đó, dùng một vật cứng, không sắc nhọn để tách bã kẹo cao su ra khỏi bề mặt nệm.

Cách làm sạch các vết bẩn trên nệm bông ép

Các vết bẩn trên nệm bông ép sẽ có phương pháp vệ sinh khác nhau. Đối với vết bẩn mới, hãy cố gắng xử lý càng sớm càng tốt. Đặc biệt là vết bẩn gốc dầu như vết mực bút bi, vết thức ăn.

Các thiết bị, dụng cụ cần có để giặt nệm như máy hút bụi, máy sấy tóc, máy giặt hơi nước, khăn lau, miếng bọt biển, bàn chải cụ.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị các dung dịch tẩy rửa tự chế tại nhà từ bột baking soda, giấm trắng, nước rửa chén,…cũng rất hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí.

Làm thế nào để loại bỏ vết bẩn trên nệm?

Đối với vết bẩn từ rượu vang, trà sữa, cafe,…hoặc nước tiểu thú cưng, nước tiểu em bé, trước tiên bạn cần thấm kỹ bằng khăn giấy để ngăn chất lỏng ngấm sâu vào lớp dưới của đệm. Sau đó, dùng chất  tẩy vết bẩn chuyên dụng, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Để loại bỏ mùi hôi, bạn hãy rắc baking soda và để qua đêm, rồi hút bụi cho đệm thật sạch vào sáng hôm sau bằng máy hút bụi hoặc phủi bằng cây chổi lông thỏ.

Trong quá trình giặt nệm, có thể hình thành một đường viền màu nâu vàng giữa bề mặt ướt và khô. Cách tẩy vết ố này, bạn hãy sử dụng nước bột giặt trắng thông thường, không lẫn tạp chất màu.

Vết bẩn từ dầu mỡ

Đối với vết bẩn gốc dầu mỡ, bạn hãy sử dụng cồn y tế.

Đầu tiên, nhúng miếng bông gòn vào cồn y tế, không đổ trực tiếp cồn lên nệm, sau đó lau đệm một cách nhẹ nhàng và để nệm tự khô.

Vết bẩn từ sáp

Vết bẩn từ sáp có thể làm sạch như sau, bạn hãy dùng thìa cứng loại bỏ hết cặn sáp khô và ủi mặt sau của nệm qua giấy thấm, sau đó lặp lại quy trình cho đến khi vết bẩn hoàn toàn biến mất.

Vết bẩn từ mỹ phẩm

Bạn hãy dùng giấy khô thấm nhẹ lên dấu son, mascara hoặc kem nền. Nhúng tăm bông vào cồn và lau sạch bề mặt nệm.

Nếu vết bẩn vẫn chưa hết, bạn sử dụng nước cốt chanh tươi để xoa đều lên bề mặt đệm và chờ khoảng 10-15 phút. Sau đó, sử dụng miếng bọt biển để chà sạch những vết bẩn còn sót lại trên nệm.

Làm thế nào để đối phó với sự hình thành của nấm mốc trong đệm?

Độ ẩm là nguyên nhân chính khiến cho nệm dễ bị ẩm mốc, nhất là vào mùa hè. Nếu không xử lý những vết mốc đen trên nệm, đây là nơi lý tưởng cho việc hình thành, phát triển các bệnh về hen suyễn, dị ứng, mẩn ngứa.

Để ngăn chặn nấm mốc trên chăn, nệm, bạn nên đặt giường tại nơi khô ráo, thoáng mát, gần cửa sổ. Tuy nhiên, cần tránh để tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp, dễ khiến nệm cao su bị biến dạng.

Ngoài ra, cần hút bụi nệm thường xuyên từ 1-2 lần/tuần để giảm thiểu mạt bụi trên nệm.

Nếu như nệm có mùi hôi, bạn có thể sử dụng bột baking soda để hút mùi và làm khô đệm.

Làm thế nào để khử mùi khói thuốc lá trên đệm?

Nếu giường của bạn có mùi khói thuốc lá, hãy tháo vỏ bọc và giặt sạch chúng.

Đối với lõi nệm, bạn hãy rắc lớp baking soda và giữ nguyên trong ít nhất một ngày, sau đó hút sạch lớp bột baking soda bằng máy hút bụi.

Bạn có thể xịt thêm tinh dầu thơm từ chanh, quế, cam, hoa oải hương,….Hãy pha loãng tinh dầu với nước ấm và đổ vào một cái bình xịt, xịt đều tinh dầu toàn bộ căn phòng để loại bỏ mùi hôi từ thuốc lá.

Đối với vết bẩn do nước tiểu chó mèo, hoặc nước tiểu người bệnh trên nệm, bạn pha hỗn hợp giấm và nước ấm. Dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp và chà xát lên vùng nước tiểu. Tiếp tục rắc đều bột baking soda lên và để qua đêm để bột baking soda phát huy tác dụng khử mùi hôi.

Một lưu ý quan trọng khi sử dụng đệm bông ép là nên sử dụng loại vỏ có thể tháo rời để thay và giặt chúng thường xuyên. Trước khi giặt vỏ nệm, bạn cần đọc các khuyến nghị của nhà sản xuất. Bởi một số chất liệu vỏ nệm không được khuyến cáo giặt máy vì có thể khiến sợi vải co rút, nhăn nhúm.

Cách khử mùi hôi của nệm bông ép

1. Đem phơi nệm thường xuyên dưới trời râm mát, có ánh nắng chiếu vừa phải.

2. Sử dụng muối nở hoặc bột phấn rôm mỏng rắc đều bề mặt nệm. Để bột baking soda hoặc phấn rôm trong vài giờ, hoặc qua đêm càng tốt. Sau đó quét hoặc hút bụi bằng máy hút bụi cầm tay. Ngoài ra, chất thấm phân mèo hoặc bã cà phê xay cũng có tác dụng khử mùi hôi của nệm rất hiệu quả.

3. Nếu mùi hôi quá nặng, cách vệ sinh nệm như sau:

Đặt nệm tại mặt phẳng rộng rãi, sạch sẽ.

Pha dung dịch xà phòng từ nước rửa chén hoặc dầu gội/sữa tắm.

Đổ dung dịch vào bình xịt và xịt lên mặt trên của nệm.

Sử dụng miếng bọt biển chà sát nhẹ nhàng để loại bỏ vết bẩn gây ra mùi hôi.

Sử dụng khăn sạch đã vắt bớt nước để lau khu vực mùi hôi càng kỹ càng tốt.

Bật quạt để giúp nệm khô nhanh hơn hoặc bạn đem nệm phơi tại nơi râm mát, nhiều gió.

Cách loại bỏ vết nấm mốc trên nệm bông ép

Phương pháp giặt hơi nước nóng được khuyến nghị khi nệm có nhiều vết nấm mốc, giúp diệt khuẩn và khử mùi nệm hiệu quả so với cách giặt thông thường.

Khi giặt vỏ nệm bông ép bằng máy giặt, tốt nhất bạn nên giặt qua ít nhất hai chu kỳ.

Các chuyên gia vệ sinh khuyên bạn nên sử dụng hàn the hoặc giấm để giúp diệt nấm mốc. Để diệt nấm mốc trên nệm bằng hàn the, bạn có thể mua bột giặt có chứa hàn the hoặc thêm bột hàn the vào dung dịch nước giặt.

Bước 1: Cho khăn trải giường vào máy giặt cùng với bột giặt.

Bước 2: Hòa tan ½ cốc hàn the vào nước thật nóng.

Bước 3: Khi máy giặt đã đầy nước, hãy thêm nước hàn the vào.

Bước 4: Bật chế độ giặt như bình thường.

Sử dụng giấm tẩy trắng vết mốc

Bước 1: Hòa 1-2 cốc giấm và nước ấm.

Bước 2: Đặt tấm vỏ nệm vào máy giặt sao cho lồng giặt dư ¼ thể tích, tránh cho vỏ nệm quá đầy, sẽ không đảm bảo hiệu quả giặt sạch và dễ hư hỏng lồng giặt.

Bước 3: Cho bột giặt vào ngăn chứa.

Bước 3: Thêm khoảng một hoặc hai cốc giấm.

Bước 4: Để máy giặt chạy trong chu trình như bình thường.

Sau khi kết thúc chu trình giặt, hãy treo vỏ bọc nệm lên dây phơi để vỏ nệm không bị nhăn và nên phơi dưới bóng râm mát có nhiều gió.

Dịch vụ giặt nệm bông ép chuyên nghiệp tại Đà Nẵng

Ngoài giặt nệm cao su, công ty vệ sinh SOFAKLEAN còn nhận giặt nệm bông ép. Với kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi tự tin có thể xử lý mọi vấn đề của nệm, khôi phục nệm như mới trong thời gian nhanh nhất.

Chúng tôi không chỉ làm sạch bề mặt bên ngoài của nệm mà còn giặt sạch nệm dày đến trên 10mm, kháng khuẩn, kháng nấm mốc cho nệm của bạn một cách tốt nhất bằng phương pháp hiện đại, an toàn, không gây hư hỏng cho mọi chất liệu nệm.

Chúng tôi chỉ sử dụng các thiết bị và sản phẩm làm sạch chất lượng cao, nhập khẩu từ Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Liên hệ qua số 0937138840 nếu bạn muốn được chúng tôi tư vấn kỹ hơn về dịch vụ giặt nệm bông ép tại Đà Nẵng.

Call Now Button0937138840