Liên hệ: 0937138840
Bạn đang tìm cách giặt rèm cửa bị mốc? Những đốm nhỏ li ti trên rèm hay còn gọi là vết mốc khiến rèm trở nên cũ kĩ, xấu xí? Lúc này, bạn hãy tiến hành giặt rèm và tẩy bỏ vết mốc nhỏ càng sớm càng tốt, tránh để nó lan rộng thành mảng mốc dày cộm sẽ khó để xử lý. Hãy cùng SOFAKLEAN tìm hiểu một số mẹo hay để đánh bật vết mốc trên rèm màn nhanh chóng tại nhà. Đồng thời, gọi tới số 0937138840 để khảo sát báo giá dịch vụ giặt màn rèm chuyên nghiệp tại Đà Nẵng.
Nguyên nhân rèm bị mốc
- Rèm mốc có màu xanh, đỏ hoặc đen khiến rèm trở nên xấu xí, mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân khiến rèm mốc là gì?
- Phòng treo rèm có độ ẩm cao do thời tiết (trời nồm ẩm, mưa nhiều, mùa hè nóng ẩm).
- Gia chủ quên đóng cửa sổ khi trời mưa khiến nước mưa bên ngoài hắt vào khi mở cửa sổ làm ướt rèm.
- Rèm bị ướt do người đi qua sơ ý làm đổ thức uống, thức ăn, bánh kẹo,… lên trên rèm.
- Chó mèo đi tiểu tại góc tường, chân tường gần vị trí treo rèm.
- Trẻ em nôn trớ, tiểu bậy lên rèm.
- Rèm treo phòng tắm thường xuyên bị hơi nước nóng khi người dùng xông hơi, tắm gội.
- Không hút bụi thường xuyên cho rèm,…
Lý do rèm phòng tắm hay bị nấm mốc?
Đối với rèm phòng tắm treo ở cửa sổ thì dễ bị nấm mốc hơn so với rèm treo ở các phòng khác trong nhà. Mặc dù rèm phòng tắm được làm từ vật liệu có khả năng chống nước, chống ẩm nhưng vẫn dễ bị mốc nguyên nhân là do:
- Nhiệt độ phòng tắm thấp hơn so với các phòng khác do có hơi ẩm, nước khoảng 20-30 độ C.
- Độ ẩm từ 70% – 85%.
- Các cặn xà phòng, bọt xà phòng tồn tại ở các góc, chân tường, xung quanh bồn tắm, bồn cầu có thể tiếp xúc với mặt rèm, đọng hơi ẩm làm môi trường thuận lợi cho bào tử nấm mốc gia tăng.
- Mặt sàn ẩm ướt, chưa được sấy khô.
- Mặt tường, sàn bụi bẩn, rêu mốc, tiếp xúc trực tiếp với rèm màn.
Nguy hiểm khi màn rèm bị mốc
- Màn rèm trở nên cũ kỹ, xấu xí nhanh chóng.
- Rèm màn trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn, bào tử sinh sôi, gây bệnh cho con người như viêm da, mẩn ngứa, dị ứng, hen suyễn,…
- Khi rèm mốc trong phòng kín, có độ ẩm cao hoặc bật điều hòa không khí, dễ làm tế bào nấm mốc khuếch tán vào luồng gió của máy lạnh. Từ đó, nấm mốc dễ dàng phát triển khắp phòng, kể cả khi chúng ta không tiếp xúc với rèm cũng dễ bị hít phải các phân tử nấm mốc độc hại gây viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm phổi dị ứng,..
Cách tẩy vết nấm mốc trên màn rèm
Đối rèm xuất hiện đốm nhỏ li ti, bạn hãy dùng cồn y tế để khử trùng và loại bỏ nấm mốc thay vì sử dụng chất tẩy mạnh vì chúng có thể làm hư hỏng sợi vải. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng benzalkonium clorua, sản phẩm được bán tại hiệu thuốc. Tuy nhiên, bạn hãy pha loãng với nước trước khi lau rèm theo tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3. Bạn sử dụng bình xịt phun sương, đổ cồn hoặc benzalkonium clorua đã pha loãng hoặc cồn pha loãng vào trong bình và xịt đều lên mặt rèm.
Đối với đốm mốc đỏ, đen lan rộng, dày đặc thì bạn cần phải áp dụng cách tẩy khác.
Đầu tiên, hãy kiểm tra hướng dẫn giặt của rèm để biết mức độ nước giặt phù hợp, có thể giặt nước được không? Chúng tôi khuyên bạn nên giặt tay để loại bỏ nấm mốc nhanh chóng hơn so với giặt máy. Bạn hãy đặt một chiếc khăn vào mặt sau của rèm và dùng bàn chải đánh răng ngâm trong chất tẩy rửa trung tính (nước rửa chén, dầu gội, bột giặt OMO,…) chà lên ở mặt trước rèm.
Loại bỏ nấm mốc trên rèm cửa bằng nước giặt và thuốc tẩy gốc oxy hóa
Thuốc tẩy gốc oxy dạng bột sẽ đi sâu vào các sợi vải, đẩy nhanh phân tử nấm mốc lâu ngày ra khỏi sợi vải nhanh chóng.
Trước hết, bạn cần chuẩn bị:
- Thuốc tẩy oxy dạng bột
- Bột giặt OMO
- Chậu nước lớn
- Găng tay cao su
Với bất cứ loại thuốc tẩy nào, khi sử dụng, bạn cần đeo găng tay để tránh hóa chất tiếp xúc với da tay có thể gây dị ứng, ngứa tay.
Bước 1: Cho đầy nước vào trong chậu lớn, nhiệt độ nước khoảng 30 – 40 độ C để hòa tan thuốc tẩy gốc oxy dạng bột.
Bước 2: Ngâm rèm trong chậu, và nhào lộn để rèm ngập nước. Đợi trong khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn.
Bước 3: Giặt tay như bình thường hoặc nhấc rèm ra cho vào túi lưới trước khi bỏ vào máy giặt.
Bước 4: Không sử dụng chế độ vắt trong máy giặt mà nhấc rèm ra để rèm nhỏ giọt nước từ từ cho đến khi khô hoàn toàn.
Cách loại bỏ nấm mốc trên rèm cửa bằng baking soda và thuốc tẩy oxy
Baking soda có tính kiềm, hút ẩm và khử mùi tốt. Đồng thời nó còn tẩy bỏ vết ố vàng, mốc hiệu quả mà không làm hư tổn sợi vải.
Trước hết, bạn cần chuẩn bị:
- Muối nở
- Thuốc tẩy oxy dạng bột
- Bột giặt OMO
Bước 1: Cho 2, 3 muỗng muối nở + 20ml thuốc tẩy oxy + 100ml nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Bước 2: Dùng cọ, chổi bôi hỗn hợp lên vùng mốc của rèm khoảng một giờ.
Bước 3: Dùng khăn lau sạch hỗn hợp và giặt rèm bằng bột giặt OMO.
Bước 4: Sau khi hết bọt xà phòng trong chậu giặt, thì đem rèm ra và phơi tại thanh treo cao.
Cách tẩy vết mốc cứng đầu trên màn rèm
Thuốc tẩy clo có thể tẩy mốc đối với một số chất liệu rèm màn, đặc biệt là rèm trắng. Tuy nhiên, đối với chất liệu mỏng manh thì không nên sử dụng.
Trước hết, bạn cần chuẩn bị:
Thuốc tẩy clo
Bột giặt OMO
Bước 1: Bôi thuốc tẩy clo lên vết mốc và đợi trong khoảng 10 phút. Không để thuốc tẩy ngấm quá lâu vì sẽ khiến rèm phai màu hoặc loang màu.
Bước 2: Xả rèm với nước sạch.
Bước 3: Đem ngâm rèm với chậu nước đã hòa tan bột giặt OMO.
Bước 4: Vò rèm và xả nước sạch trong khoảng 3,4 lần để rèm hết bọt.
Bước 4: Bóp nhẹ rèm cho ráo nước và đem phơi rèm tại nơi khô ráo, thoáng gió.
Cách chống nấm mốc trên rèm cửa đơn giản tại nhà
Trên thực tế, có nhiều cách để chống nấm mốc trên rèm cửa, bạn có thể tham khảo như sau:
Lau khô hơi nước đọng trên cửa sổ
Rèm lắp đặt cạnh cửa sổ dễ nấm mốc ở mặt tiếp xúc với cửa sổ, do sự ngưng tụ hơi nước, tức là các giọt nước ở mặt kính cửa sổ làm ướt rèm. Vì vậy, bạn cần lau khô nước đọng trên khung cửa sổ, mặt kính vào sáng sớm thì đây là thời điểm cửa sổ đọng lại nhiều hơi nước nhất, hoặc lau kính cửa sổ, khung viền cửa sổ sau khi trời mưa.
Dùng máy khử ẩm
Máy khử ẩm có công dụng hong khô độ ẩm không khí mỗi khi trời nồm, mưa nhiều.
Máy có tác dụng hút ẩm ở tất cả vật dụng trong gia đình như chăn, ga, rèm cửa,…
Thông gió thường xuyên cũng rất quan trọng
Mỗi khi trời nắng ráo, nhiều gió, bạn hãy mở cửa để làm thoáng căn phòng, giảm độ ẩm trong phòng, giảm độ ngột ngạt, bích bách trong phòng.
Không để rèm chạm vào cửa sổ
Khi bạn không có nhu cầu sử dụng rèm, hãy buộc rèm cố định 2 bên cửa sổ để hạn chế việc tiếp xúc rèm với cửa sổ, giảm thiểu bụi bẩn, hơi nước tiếp xúc với bề mặt rèm.
Sử dụng bình xịt ngăn ngừa nấm mốc
Để ngăn ngừa nấm mốc trên rèm, bạn hãy thường xuyên xịt etanol bằng cách trộn etanol và nước tinh khiết theo tỷ lệ 6:4. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bình xịt cồn, pha loãng với nước để xịt lên bề mặt vải rèm trong những ngày trời nồm ẩm.
Giặt máy thường xuyên
Nếu rèm sợi tổng hợp hoặc vải cotton, bạn hoàn toàn có thể giặt máy. Việc giặt máy giúp bạn giảm tiết kiệm thời gian và sức lực khi bạn không phải giặt tay.
Bạn nên giặt máy cho rèm để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc ít nhất 3-6 tháng/lần hoặc có thể sớm hơn tùy mức độ sử dụng rèm.
Những cách giặt rèm cửa bị mốc có thể hiệu quả đối với vết mốc nhỏ trên rèm, nếu như rèm mốc quá nhiều, thì tốt nhất bạn nên thay mới chúng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Nếu bạn cần giặt rèm định kỳ cho văn phòng, khách sạn, nhà hàng,…thì bạn nên sử dụng dịch vụ giặt rèm uy tín từ công ty vệ sinh công nghiệp của chúng tôi.
Thợ giặt của chúng tôi đều có kiến thức chuyên sâu đối với mọi loại vết bẩn, phương pháp giặt phù hợp đối với từng chất liệu vải, sử dụng máy móc, dụng cụ hiện đại và hóa chất an toàn, thân thiện môi trường.
Chúng tôi có thể giặt rèm số lượng lớn, đặc biệt là giặt tay trực tiếp đối với chất liệu rèm cao cấp, đảm bảo rèm bền màu, tươi sáng, không bai dão, xù lông.
Liên hệ với SOFAKLEAN qua số 0937138840 để được báo giá dịch vụ giặt màn rèm chuyên nghiệp, giá tốt tại Đà Nẵng.