Cách giặt rèm cửa bằng máy giặt

Bạn có biết cách giặt rèm cửa bằng máy máy giặt có thể áp dụng đối với vải rèm chất liệu acrylic, sợi tổng hợp, sợi polyester, canvas,… không? SOFAKLEAN sẽ hướng dẫn cho bạn cách vệ sinh, làm sạch rèm bằng máy giặt trong bài viết này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ giặt màn rèm tại nhà giá rẻ qua số 0937138840 để có thêm nhiều trải nghiệm tốt và nhận được sự yên tâm tuyệt đối. Chúng tôi với kinh nghiệm giặt rèm lâu năm sẽ tư vấn, lựa chọn phương pháp giặt rèm, màn cửa an toàn, chuyên nghiệp nhất dành cho bạn.

Tại sao nên biết cách giặt rèm bằng máy giặt?

  • Lựa chọn giặt màn rèm là phương pháp nhanh chóng, tiện lợi dành cho tấm rèm nặng, rèm có kích cỡ lớn, nếu như giặt bằng tay sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
  • Nếu như máy giặt của bạn có chế độ giặt chuyên để giặt chăn, màn thì bạn hoàn toàn có thể giặt rèm vải acrylic, rèm vải cotton, rèm sợi tổng, rèm canvas,… hợp thay vì giặt bằng tay bởi sau khi giặt, những chất liệu này ít bị hư hỏng, biến đổi.
  • Còn nếu rèm của bạn là rèm tơ, rèm voan mỏng, rèm vải gấm bạn nên giặt tay để giữ nguyên cấu trúc, form dáng tốt nhất cho rèm.

Có nên giặt màn rèm bằng máy giặt tại nhà không?

Có nên giặt màn rèm bằng máy giặt tại nhà không? Là câu hỏi được rất nhiều khách hàng của SOFAKLEAN quan tâm. Trên thực tế, màn rèm có được giặt bằng máy giặt hay không còn phụ thuộc vào chất liệu, thiết kế của rèm.

Nếu tấm rèm thiết kế đính các hạt cườm, phụ kiện kim loại cứng, hoặc hạt đá,…thì tốt nhất, bạn nên tháo rời trước khi giặt máy hoặc bạn giặt tay để tránh chúng sẽ tiếp xúc vào vải rèm, gây xước, sờn rách rèm.

Rèm cotton, rèm vải bố, rèm vải sợi tổng hợp có thể giặt bằng máy giặt. Đối với rèm vải voan, rèm vải lụa nên ưu tiên giặt khô hoặc giặt tay.

Cách giặt màn rèm bằng máy giặt

Cách giặt rèm cửa bằng máy giặt như thế nào?

Việc đầu tiên và cũng quan trọng nhất là bạn nên tìm hiểu chất liệu vải may rèm trước khi quyết định giặt bằng máy vì không phải loại vải nào cũng phù hợp để giặt bằng máy.

Rèm có thể được may từ vải lanh, lụa, bông hoặc các loại vải tổng hợp khác. Nếu xác định được chất liệu vải rèm, bạn sẽ không chỉ biết rằng, có thể giặt máy hay không cũng như tiến trình giặt, chế độ giặt của máy. Nếu rèm vải cotton, bạn có thể chọn chu trình giặt thường giống như quần áo, còn nếu là vải rèm sợi tổng hợp, sợi vải mỏng manh, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ nhàng nhất.

Lưu ý rằng, hãy tháo móc rèm, vật liệu cứng ra khỏi rèm trước khi cho vào lồng giặt vì nó có thể cọ xát vào sợi vải, gây xước và hỏng lồng giặt.

Kiểm tra toàn bộ vải rèm

Rèm lâu ngày không được vệ sinh sẽ có thể bám bụi bẩn, mạng nhện, cặn bẩn, nấm mốc. Do đó, bạn cần kiểm tra 2 mặt của rèm để xem mức độ, tình trạng vết bẩn để kịp thời xử lý.

Sau khi tháo rèm, bạn hãy ngâm vết bẩn, vết ố vàng trên rèm bằng chất tẩy điểm bẩn chuyên dụng hoặc hóa chất giặt rèm, sau đó xả qua 1 lần nước rồi mới đem ngâm toàn bộ rèm.

Khi nào bạn không nên giặt rèm cửa trong máy giặt?

Phương pháp giặt rèm cửa bằng máy giặt giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho bạn, tuy nhiên, không phải loại rèm, vải rèm nào cũng có thể giặt bằng máy giặt. Đây sẽ là một số chú ý không nên giặt rèm cửa trong máy giặt:

Nếu bề mặt rèm phai màu, bị bong tróc, giòn thì không nên giặt bằng máy giặt vì sẽ càng khiến các sợi vải bị hư hỏng. Tốt nhất, nên giặt bằng tay để giảm tình trạng hư hỏng.

Móc treo rèm bằng kim loại hoặc vòng nhựa treo rèm có thể làm xước vải rèm trong quá trình giặt. Do đó, bạn hãy tháo các móc, gom chúng và vệ sinh riêng biệt, tránh giặt chung với rèm màn trong lồng giặt.

Nếu rèm của bạn có nhiều họa tiết, đường diềm, hoặc là rèm vải thêu tay thì chúng có thể bị kéo giãn trong quá trình giặt trong lồng giặt. Do đó, nếu giặt bằng máy, bạn hãy cho rèm trong túi lưới giặt để bảo vệ tốt nhất cho rèm.

Lưu ý khi giặt màn rèm bằng máy giặt

  • Kiểm tra nhãn dán trên rèm để xem các điều kiện giặt rèm cụ thể.
  • Khi tháo rèm, gom tất cả các phụ kiện nhỏ kể cả ốc vít, móc rèm, kẹp rèm, không được để chúng thất lạc.
  • Không cho rèm đầy lồng giặt, chỉ nên cho khoảng ½ hoặc ¾ thể tích lồng giặt để việc xả nước hiệu quả.
  • Rèm thêu, rèm trang trí hoặc rèm có phụ kiện kim loại trên rèm nên giặt trong túi lưới bảo vệ, vì nếu không có túi lưới, phụ kiện có thể bị bóc tách ra khỏi rèm, va chạm với lồng giặt.
  • Nếu rèm có vết dầu mỡ, bạn nên phủ một lớp hồ tinh bột trên vết bẩn khoảng 5 phút trước khi giặt toàn bộ rèm.
  • Nếu rèm bị dính ố vàng, ngâm rèm với nước muối loãng 2-3 tiếng trước khi giặt máy.
  • Không cài chế độ giặt với nước nóng trên 60 độ vì sẽ khiến rèm vải co rút, hư hỏng.
  • Giặt bằng máy giặt tối thiểu 2 lần/ năm.

Các bước giặt màn rèm bằng máy giặt

Để việc giặt màn rèm bằng máy giặt hiệu quả, bạn nên thực hiện trình tự các bước như sau:

1. Giặt tay

Sau khi tháo rèm ra khỏi khung, thanh treo rèm, bạn hãy rút móc sắt nhựa chữ S để tránh móc tiếp xúc với vải ướt tạo ra các vết rỉ sét khi giặt rèm.

Tiếp đó, đem rèm ngâm trong chậu nước với bột giặt lạnh hoặc chất tẩy khoảng chừng  5 – 10 phút.

Dùng tay để chà nhẹ nhàng với vị trí rèm bám bẩn.

Sau đó xả lại với nước sạch cho hết bọt xà phòng.

2. Giặt bằng máy giặt

Nếu rèm có kích thước lớn, bạn không vò rèm mà gấp rèm thành miếng nhỏ trước khi cho vào lồng máy giặt.

Mở ngăn chứa bột giặt, cho vào đó khoảng 2 thìa bột giặt lạnh hoặc bột giặt trung tính (không đổ thuốc tẩy vào).

Chọn chế độ giặt len, giặt chăn màn hoặc điều chỉnh tốc độ giặt là thấp nhất.

Màn vải tuyn mỏng

Rèm vải tuyn, lụa, organza, voile rất mỏng manh, do đó, chúng phải giặt ở chế độ nhẹ nhất. Nếu bạn giặt trong máy, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ nhàng.

Các bước giặt như sau:

Ngâm rèm tuyn trong 30 phút với nước ấm và 1, 2 muỗng bột giặt hoặc gel giặt.

Chọn chế độ giặt tinh tế, điều chỉnh lượng nước không quá 40 ° C.

Tắt chế độ vắt rèm vì có thể khiến vải rèm hư hỏng, biến dạng.

Rèm đã xả sạch xong thì bạn đem rèm ra để phơi rèm, hãy đặt rèm trên giá phơi hoặc dây phơi, để rèm tự khô dưới trời nắng nhẹ nhàng, thoáng gió.

Những tấm rèm vải organza và vải voile cũng giặt với trình tự như trên, và đặc biệt là không ủi rèm vì sẽ khiến sợi vải rèm co rút.

Một lưu ý nữa là bạn hãy sử dụng túi lưới giặt, cho rèm vào túi lưới đó trong quá trình giặt để bảo vệ vải rèm tốt nhất.

Màn rèm bằng Viscose, acrylic

Màn rèm bằng Viscose, acrylic có đặc điểm là dễ nhuộm màu, khá bền, dẻo dai, giá thành rẻ nên được ưa chuộng nhiều. Tuy nhiên, rèm cửa acrylic nhanh chóng tích tụ tĩnh điện nên khi giũ, người ta cho thêm chất chống tĩnh điện vào nước.

Nếu giặt máy, bạn chọn chu trình giặt tinh tế, điều chỉnh nhiệt độ nước 40 độ C, và tắt chế độ vắt và sấy khô tự động cho rèm bằng chất liệu viscose hoặc acrylic.

Khi phơi rèm, bạn không xoắn rèm để vắt nước, hãy treo rèm trên giá phơi để rèm nhỏ giọt nước tự nhiên.

Rèm vải cotton

Rèm vải cotton có độ bền cao và chịu được nhiệt độ cao trong quá trình giặt giũ. Vì vậy, rèm cửa bằng vải cotton hoặc vải lanh trắng có thể được giặt ngay cả ở nhiệt độ cao trên 60 độ C. Tuy nhiên, để duy trì độ bền cho vải rèm cotton, bạn chỉ nên điều chỉnh nhiệt nước khoảng 40 – 60 độ C. Ngoài ra, bạn có thể vắt rèm trước khi phơi. Nhưng nếu rèm vải cotton có nhiều họa tiết, bạn không vắt bằng máy mà đem phơi tự nhiên dưới trời thoáng mát, có ánh nắng.

Rèm vải Taffeta

Rèm chất liệu taffeta khi giặt cần nắm vững các quy tắc giặt sau:

Tắt chế độ giặt tự động, chọn chế độ giặt tinh vi ở nhiệt độ nước không quá 30 °

Ưu tiên sử dụng chất tẩy rửa dạng lỏng và có tính kiềm nhẹ.

Không dùng chất tẩy trắng vì có thể làm loang màu vải rèm.

Không xoắn vải vì khiến rèm bị nhăn, hãy đem rèm phơi khô tự nhiên ngoài trời. 

Rèm vải nhung, nỉ

Cách giặt rèm cửa bằng máy giặt chất liệu nhung, nỉ ưu tiên hơn hết là phương pháp giặt khô. Nếu bạn chọn giặt máy, bạn cần nhớ một số quy tắc:

Gấp lại rèm có mặt trái lên để chúng không thể lộn ngược trong quá trình giặt.

Chọn chế độ nước giặt không quá 30 ° C vì nếu cao hơn có thể khiến các sợi vải nhung, nỉ co giãn, hư hỏng.

Chọn chế độ giặt nhẹ nhàng nhất.

Không ngâm rèm trong nước quá lâu vì chúng sẽ co lại.

Đặt rèm trên mặt phẳng ngang để rèm khô sau khi giặt, không phơi trên giá vì chúng có thể bị biến đổi hình dạng.

3. Làm khô màn rèm

Nếu rèm bị nhăn sau khi khô, bạn cần ủi để rèm phẳng trở lại, sau khi treo lại rèm sẽ thẩm mỹ hơn.

Bạn cần có sự hỗ trợ của một người nữa thay vì một người, ủi thẳng 2 đầu rèm trên và dưới.

Tiếp đó, gấp từng mảnh vải lại, sao cho có cùng chiều rộng.

Chọn nhiệt ủi 100 – 120 độ C và dùng tấm lót vải trước khi ủi.

Tháo móc sắt hoặc nhựa chữ S để ủi dễ dàng hơn.

Lưu ý khi giặt màn rèm bằng máy giặt

Một số lưu ý khi giặt màn rèm bằng máy giặt:

  • Khi tháo rèm để giặt, cần cẩn thận để không làm hư hỏng và làm thất lạc phụ kiện rèm nhỏ.
  • Không giặt chung rèm với quần áo, vỏ chăn, nệm.
  • Không đặt rèm đầy lồng giặt, chỉ nên bỏ khoảng ½ lồng giặt sẽ đạt hiệu quả sạch cao nhất.
  • Rèm có các các yếu tố trang trí (rèm thêu, rèm đính đá, rèm đính cườm,…) phải được giặt trong túi lưới giặt riêng biệt.
  • Giặt tay nếu như bạn chưa thể xác định rõ chất liệu rèm.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn chăm sóc rèm của nhà sản xuất trên nhãn dán.

Nếu cần chúng tôi hỗ trợ hãy gọi tới số 0937138840. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành vệ sinh chăn màn chuyên nghiệp, nắm vững phương pháp giặt riêng biệt cho từng chất liệu rèm, giúp bạn yên tâm tuyệt đối.

Chúng tôi nhận giặt tất cả vải rèm: Rèm cotton, rèm vải linen, rèm vải lụa tơ tằm, rèm chất liệu Polyester, rèm vải canvas, rèm vải nhung,…

Chúng tôi đảm bảo số lượng nhân viên giặt rèm cửa số lượng lớn, tính theo kg và giá thành tốt nhất cho khách sạn, nhà hàng, tiệc cưới, hội nghị,…

Call Now Button0937138840