Cách giặt màn rèm tại nhà

Bạn đang quan tâm đến cách giặt rèm cửa tại nhà như thế nào? Vậy thì bạn hãy cùng SOFAKLEAN tìm hiểu trong bài viết này ngay nhé. Chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm trong ngành vệ sinh, dọn dẹp công nghiệp, đáp ứng được rất nhiều thị phần khách hàng, sẽ đưa ra phương pháp tối ưu, tiết kiệm, đơn giản để bạn luôn duy trì màn rèm sạch sẽ, thơm tho.

Kiểm tra nhãn giặt trước khi giặt rèm cửa

Rèm cửa có nhiều loại như rèm vải buông, rèm cuốn 2 lớp, rèm roman, rèm xếp lớp, rèm sáo, rèm lá dọc, rèm cuốn.

Cách giặt rèm cửa tại nhà sẽ khác nhau tùy theo từng loại rèm, vật liệu, chất liệu làm rèm. Do đó, bạn cần phải kiểm tra nhãn giặt trước khi giặt, bởi nhãn giặt sẽ hiển thị cách sử dụng, hình thức giặt, sấy, ủi phù hợp nhất.

Nếu nhãn giặt ghi “Có thể giặt tay” hoặc “Giặt được” thì bạn hoàn toàn có thể giặt rèm thủ công bằng tay hoặc giặt trong lồng giặt, nhưng tốt nhất là chọn chế độ giặt nhẹ nhàng cho rèm màn.

Còn nếu nhãn giặt ghi “Không giặt được”, thì bạn không nên giặt rèm tại nhà mà hãy đem  đến cửa hàng, xưởng giặt chuyên nghiệp xử lý hoặc gọi dịch vụ giặt rèm màn uy tín

Hướng dẫn cách giặt phù hợp với đặc điểm, tính chất từng chất liệu rèm

Rèm màn được làm từ chất liệu tự nhiên như tơ tằm, sợi dệt thường để lại nhiều nếp nhăn và hay đổi màu hơn so với rèm được làm từ sợi tổng hợp, sợi hóa học. Do đó, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ cách giặt phù hợp với đặc điểm, tính chất của rèm mà bạn đang sử dụng. Những chất liệu rèm mỏng manh, rèm thêu thì nên giặt tay hoặc giặt khô tại chỗ.

Rèm vải polyester

Rèm vải polyester có giá thành hợp lý, được sử dụng khá phổ biến. Đặc điểm của rèm vải polyester là nhẹ, bền và dễ khô khi ngấm nước. Và đặc biệt là không bị co rút, nhăn sau khi giặt, do đó bạn hoàn toàn có thể giặt ướt bằng tay hoặc bằng máy giặt.

Rèm vải bông

Chất liệu vải bông giúp bề mặt rèm vải bông mềm mại, giữ nhiệt tốt, tuy nhiên nó dễ bị nhăn sau khi giặt. Do đó, sau khi giặt, bạn hãy ủi để làm phẳng các nếp nhăn.

Rèm vải bông có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy, tuy nhiên, nếu bạn giặt máy, hãy chọn chế độ giặt nhẹ nhất để đảm bảo các sợi vải bông không bị hư hỏng.

Rèm vải acrylic

Rèm vải acrylic cũng được ưa chuộng rộng rãi vì nó có khả năng giữ ấm như sợi len. Tuy nhiên, ưu điểm của nó là dễ bị vón lại, do đó, bạn nên cân nhắc giặt tay thay vì giặt máy.

Rèm vải Rayon

Rèm vải Rayon có bề mặt mềm mịn, bóng mượt không thua kém gì vải lụa. Ngoài ra, bề mặt rèm vải Rayon có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và thoát khí cũng rất nhanh. Tuy nhiên, rèm vải Rayon khá khó trong việc chăm sóc. Bạn cần phải giặt khô bởi nếu bị ướt, vải sẽ rất dễ bị phá vỡ cấu trúc, hỏng vải và dễ bị mốc và nhăn vải.

Chọn phương pháp giặt phù hợp với tình trạng, mức độ hư hỏng của rèm

Để quyết định phương pháp giặt phù hợp với loại rèm mà bạn đang sử dụng, đầu tiên, bạn hãy thử kéo nhẹ vải rèm trước khi giặt, nếu rèm bị giãn nở nhanh chóng và bị nhăn lại sau khi kéo thì nên giặt tay thay vì giặt máy bởi giặt máy chỉ càng làm sợi vải xù, co rút, bai gião nhanh hơn, khiến rèm giảm độ bền.

Một số loại rèm dễ bị “giòn” khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như rèm tơ, rèm lụa, do đó, bạn hãy điều chỉnh vị trí lắp đặt rèm hoặc sử dụng tấm cản sáng để bảo vệ tấm rèm treo ở cửa sổ. Đồng thời thường xuyên hút bụi và giặt khô để duy trì sự sạch sẽ cho rèm màn.

Loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc

Bụi bẩn, nấm mốc khiến rèm trở nên xuống cấp, cũ kĩ nhanh hơn.

Đầu tiên, bạn gỡ rèm xuống, hút bụi các mặt hoặc dùng cây gậy để đập cho hết bụi, tơ nhện. Sau đó, chọn nước giặt rèm phù hợp với loại vải rèm.

Nếu rèm nặng treo ở lối đi cửa hội trường, tiệc cưới, bạn cần ngâm rèm trong nước xà phòng loãng ít nhất 30 – 40 phút, xả sạch rèm với nước và thực hiện liên tục quy trình này cho đến khi màu nước trong nhất.

Tháo móc rèm

Việc tháo móc rèm sẽ giúp rèm không bị rách, sờn chỉ, xù lông trong khi giặt vì móc rèm được làm từ kim loại cứng, có thể cọ xát và gây hư hỏng cho sợi vải.

Sau khi tháo móc rèm, bạn đặt màn rèm vào lưới giặt và đưa vào lồng máy giặt. Lưới giặt giúp rèm không bị vung ra trong quá trình giặt, xả nước, đồng thời không bị nhăn sau khi phơi khô.

Một điều bạn cần lưu ý là không lấp đầy rèm trong lồng giặt vì sẽ giảm hiệu quả giặt sạch. Tốt nhất, bạn nên để khoảng ¾ thể tích của lồng giặt để đạt hiệu quả giặt sạch nhất.

Bạn cho vào lồng giặt 1, 2 viên nang giặt hoặc gel giặt, tránh cho bột giặt khô vì có thể gây ra cặn bột giặt bám vào rèm vải.

Điều chỉnh tốc độ quay của máy giặt là “Minimum” tức là tối thiểu, giúp rèm duy trì độ bền bỉ, giữ nguyên cấu trúc sợi vải.

Làm thế nào để giặt các đồ trang trí của rèm bằng hạt thủy tinh, phụ kiện kim loại, tua, thêu?

Đối với các đồ trang trí của rèm bằng hạt thủy tinh, phụ kiện kim loại, tua rua, thêu, bạn hãy cho chúng vào một túi giặt và cho chúng giặt cùng với rèm cửa trong lồng giặt, sẽ giúp giảm sự co xát với chất liệu vải rèm, tránh bị rách, xước vải.

Bạn cũng có thể “giặt khô” chúng bằng cách sử dụng miếng bông bọt biển, khăn lau nhúng dung dịch xà phòng nhẹ. Đối với vị trí nhỏ, mà miếng bọt biển, khăn lau không thể chạm đến, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng, bông tai để chà xát, lấy đi bụi bẩn bên trong.

Cuối cùng là quá trình sấy khô, bạn có thể đưa chúng vào buồng sấy và chọn chế độ sấy 50 – 60 độ C là phù hợp nhất bởi nhiệt sấy quá cao có thể khiến hư hỏng phụ kiện đi kèm, co rút sợi vải.

Vệ sinh phụ kiện của rèm

Đa số rèm cửa sẽ có một số phụ kiện phổ biến như:

  • Đầu bịt là bộ phận cố định rèm cửa trên thanh ray mà không bị tuột ra ngoài.
  • Suốt rèm cửa – thanh sắt, hoặc nhôm ngang để luồn rèm vải treo lên tường.
  • Ray rèm cửa –  giúp di chuyển rèm cửa dễ dàng mỗi khi đóng mở.
  • Thanh trụ để cố định thanh suốt chắc chắn vào tường khi treo giường, đặc biệt là rèm nặng cần phải có thanh trụ chắc chắn để chúng không bị bung, tuột ra khỏi tường.

Ngoài ra, rèm cửa còn rất nhiều loại phụ kiện như vòng bi lệch, nhám đinh, bắt gỗ, đầu gỗ, núm vén,….

Để vệ sinh phụ kiện rèm cửa, các bạn không nên dùng hóa chất tẩy mạnh vì có thể khiến kim loại như sắt, nhôm, inox làm phụ kiện rèm bị gỉ sét, giảm độ bóng. Tốt nhất, bạn chỉ cần dùng khăn sạch đã thấm qua nước để lau chùi bề mặt thanh sắt ngang, thanh nhôm bị bám bụi bẩn.

Đối với khoen rèm – ô rê, thanh rèm vải, quả rèm vải, đai treo rèm bạn có thể giặt chung với nhau bằng cách ngâm với nước xà phòng loãng. Bạn dùng chổi hoặc bàn chải để chà kĩ, giúp loại bỏ bụi bẩn ra khỏi bề mặt.

Như vậy bạn vừa tìm hiểu cách giặt rèm cửa tại nhà. Tuy nhiên, với các loại rèm có cấu trúc phức tạp, bạn sẽ khó có thể tự tháo dỡ, giặt tại nhà như rèm tơ, rèm lụa, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của những người thợ giặt chuyên nghiệp.

Công ty vệ sinh SOFAKLEAN hiện cung cấp dịch vụ giặt rèm màn cửa tại nhà, tận nơi với tất cả các mẫu mã, thiết kế rèm trên thị trường như : rèm vải, rèm cuốn, rèm cầu vồng Hàn Quốc, rèm sáo gỗ, rèm vải voan phòng khách, rèm nan gỗ,….

Lựa chọn dịch vụ giặt rèm màn cửa của chúng tôi, đảm bảo cho các bạn sự yên tâm, hài lòng tuyệt đối bởi quy trình làm việc của chúng tôi là chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng.

Đội ngũ thợ giặt của chúng tôi còn MIỄN PHÍ tháo rời – lắp đặt các loại rèm khó như rèm nữ hoàng, rèm thông tầng cao, rèm roman và sửa chữa vải rèm, thanh treo rèm theo yêu cầu của khách hàng.

Liên hệ qua số 0937138840 để chúng tôi bố trí thợ giặt đến tận nơi của bạn trong thời gian sớm nhất, tìm hiểu và đánh giá phương pháp giặt, sấy rèm tốt nhất cho bạn!

Call Now Button0937138840