Cách dọn vết nôn mửa trên nệm

Bạn ám ảnh với bãi nôn và bạn đang tìm cách dọn vết nôn mửa trên nệm? Đừng lo lắng vì đã có SOFAKLEAN ở đây giúp bạn. Chúng tôi sẽ chia sẻ một số cách đơn giản để bạn có thể loại bỏ vết nôn mửa và mùi hôi của nó trên nệm trong bài viết này. Nếu không hiệu quả, hãy gọi qua số 0937138840 để đặt lịch giặt nệm chuyên nghiệp, thợ giặt của chúng tôi sẽ có mặt và hỗ trợ tốt nhất cho bạn.

Lưu ý khi lau dọn vết nôn trên nệm

Vết nôn là một dạng chất dịch lỏng, khi nó dính trên nệm, nó có thể làm nệm ẩm ướt, bốc mùi hôi. Vì thế, bạn cần xử lý càng sớm càng tốt.

Sử dụng muối nở để hút mùi ẩm của nệm cũng như mùi hôi tanh từ bãi nôn trớ của người say rượu, em bé, người già.

Trong quá trình vệ sinh vết nôn trên nệm, để đảm bảo an toàn, hãy đeo găng tay, khẩu trang.

Nếu bạn cảm thấy mùi nôn trớ nồng nặc, hãy mở cửa phòng để tạo sự thông thoáng cho căn phòng, giảm bớt mùi hôi.

Đối với vết nôn mửa quá nặng, thấm sâu vào nệm, bạn không nên tự giặt nệm dày, mà nên có sự hỗ trợ của thợ giặt nệm chuyên nghiệp.

Chuẩn bị trước khi dọn vết nôn trên nệm

Bạn cần phải chuẩn bị:

  • Găng tay cao su, khẩu trang
  • Khay giấy
  • Khăn giấy khô
  • Túi rác nhựa
  • Khăn lau
  • Baking soda
  • Máy hút bụi
  • 240 ml nước ấm
  • 240 ml giấm trắng
  • Bình xịt phun sương
  • Cồn

Các bước làm sạch vết nôn trên nệm

Cách dọn vết nôn mửa trên nệm được thực hiện như sau:

Bước 1: Loại bỏ vết nôn ra khỏi nệm

Vết nôn mới sẽ có nước là chủ yếu. Do đó, nó có thể khiến nệm bị ẩm ướt, bạn cần nhanh chóng dùng khăn giấy để thấm bớt dịch lỏng, cả chất thải rắn trên ga nệm, sau đó bỏ vào túi nhựa và ném chúng vào thùng rác.

Bước 2: Tháo khăn trải giường ra và giặt sạch

Bạn tháo ga nệm ra, sau đó đem ngâm với nước xà phòng và xả thật sạch nhiều lần với nước.

Đem phơi ga nệm ngoài trời thay vì vắt khô trong máy giặt, giúp chúng không bị nhăn, co rúm.

Bước 3: Hấp thụ chất lỏng còn lại trên nệm

Nếu vết nôn ngấm xuống nệm, bạn sử dụng giẻ khô hoặc khăn giấy khô để thấm bớt chất lỏng nôn mửa từ nệm.

Bước 4: Sử dụng bột baking soda loại bỏ mùi hôi

Rắc baking soda lên trên nệm, đợi cho lớp bột khô thì dùng máy hút bụi để loại bỏ bột khô hoặc phủi bột bằng chổi vệ sinh.

Tốt nhất, bạn nên đợi ít nhất 6-8 tiếng, cho lớp bột baking soda thẩm thấu và hút ẩm kỹ mặt dưới của nệm.

Sau khi hút bụi, hãy vệ sinh đầu máy và bộ lọc để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bên trong máy hút bụi.

Bước 5: Pha dung dịch

Bạn hòa nước giấm trắng loãng và cho vào một bình xịt, lắc đều.

Ngoài ra, bạn có thể thêm vào bình xịt 5ml chất tẩy rửa.

Bước 6: Phun dung dịch

Ban phun dung dịch giấm loãng lên vùng có vết nôn, đợi trong khoảng ít nhất 10 phút.

Lưu ý là không phun quá nhiều, để cho vùng nệm bị bẩn ẩm vừa đủ là được.

Sau đó sử dụng khăn ẩm sạch để lau chùi nệm nhiều lần.

Bước 7:  Lặp lại thao tác xịt phun dung dịch cho đến khi vết bẩn biến mất.

Nếu vết nôn khiến nệm bị ố nhẹ, bạn hãy lặp lại thao tác xịt phun dung dịch giấm 1 lần nữa để nệm được sạch sẽ hoàn toàn.

Bước 8: Làm khô

Bạn có thể bật quạt  trần , hoặc mở cửa sổ cạnh giường ngủ để nệm khô nhanh hơn.

Nếu nệm của bạn có thể dễ dàng di chuyển ra bên ngoài, bạn đặt nệm tại mặt phẳng sạch sẽ, trong bóng râm mát, có ánh nắng vừa phải để nệm được khô thoáng, khử mùi triệt đê.r

Bước 9: Phun khử trùng

Việc khử trùng giúp nệm tiêu diệt vi khuẩn tận gốc, đảm bảo sự sạch sẽ, thơm mới khi sử dụng lại.

Bạn phun cồn để khử trùng nệm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rượu để thay thế cồn.

Bước 10: Làm khô nệm một lần nữa.

Cồn bay hơi nhanh lên bạn có thể để nệm khô tự nhiên.

Bạn cũng có thể đem phơi nệm ngoài trời, thoáng gió để đạt hiệu quả khử mùi nệm như mong muốn.

Bước 11: Phun nước xả vải lên nệm

Nhiều sản phẩm nước xả vải trên thị trường có công dụng  làm mềm mại sợi vải, khử khuẩn, khử mùi cho chăn, nệm rất tốt.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm xả vải từ:

  • Nước xả vải khô Sona
  • Nước xả vải Pigeon
  • Nước xả vải Hygiene
  • Nước xả vải Comfort

 Sau khi đã chọn được loại xả vải phù hợp, bạn pha loãng với nước và xịt phun lên mặt nệm và để chúng khô ngoài trời một lần nữa.

Trên đây là một số cách dọn vết nôn mửa trên nệm tại nhà, không hề phức tạp phải không? Chúng tôi tin rằng, bất cứ ai cũng có thể làm theo để giúp nệm luôn sạch sẽ, khô thoáng, thơm tho.

Các chuyên gia vệ sinh của công ty SOFAKLEAN khuyên bạn nên giặt nệm định kỳ, tối thiểu 6 tháng/ lần.

Tốt nhất, bạn nên lựa chọn dịch vụ giặt nệm chuyên nghiệp của chúng tôi bởi:

  • Chúng tôi nhận giặt tất cả nệm của thương hiệu Kymdan, Kim Cương, Liên Á, Dunlopillo,….
  • Chúng tôi có thể xử lý triệt để và nhanh chóng nhiều dạng vết bẩn, từ vết bẩn lỏng đến vết bẩn rắn, vết bẩn có mùi hôi nặng, vết bẩn gốc dầu,… trên nệm của bạn.
  • Chúng tôi có phương pháp giặt nệm riêng biệt đối với từng chất liệu, bề mặt, cấu trúc, mức độ ô nhiễm khác nhau của nệm.
  • Chúng tôi sử dụng hóa chất an toàn, có xuất xứ như 3M, Goodmaid Pro,….
  • Chúng tôi đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng.
  • Chúng tôi có đầy đủ đội ngũ thợ giặt có sức khỏe, thể lực tốt, có kinh nghiệm, tận tâm trong công việc.

Hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi qua số 0937138840 – nhân viên sẽ hỗ trợ mọi vấn đề của bạn!

Call Now Button0937138840