Liên hệ: 0937138840
Cách giặt nệm lò xo rất đơn giản mà SOFAKLEAN hướng dẫn trong bài viết này sẽ giúp bạn có thể tự vệ sinh, làm sạch một số vết bẩn thường thấy ở trên nệm lò xo của bạn. Ngoài ra, công ty vệ sinh của chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ giặt chăn nệm chuyên nghiệp cho căn hộ, biệt thự, văn phòng, nhà hàng, khách sạn,…tại Đà Nẵng. Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ qua số 0937138840 để được nhân viên của chúng tôi hỗ trợ tận tình nhất.
Nệm lò xo là gì?
Nệm lò xo được sử dụng phổ biến nhất trong khách sạn. Ước tính, có đến 80% khách sạn trên thế giới hiện nay đang sử dụng nệm lò xo. Vậy tại sao nệm lò xò lại được ưa chuộng đến như vậy?
Nệm lò xo có kết cấu bên trong là các khung lò xo thép xoắn chống gỉ xếp liên hoàn, chúng giúp nệm có độ đàn hồi tốt và chống chịu được lực tác động lớn. Điều đó có nghĩa, khi nằm nệm lò xo, sẽ hạn chế bị biến dạng hơn so với nằm nệm cao su, nệm bông ép.
Nệm lò xo rất hữu ích cho những người bị đau nhức xương khớp, giúp nâng đỡ cơ thể khi nằm ngủ. Không như nệm cao su nhân tạo, nệm mút, khi nằm đệm lò xo, người dùng sẽ không bị mệt mỏi dù nằm lâu.
Nệm lò xo được chia thành 2 dạng: nệm lò xo liên kết và nệm lò xo túi.
Nệm lò xo liên kết thiết kế từ các con lò xo được nối với nhau bằng các mối kim loại. Các con lò xo này được định hình trong 1 khung thép có kích thước tương tương kích thước nệm.
Nệm lò xo túi thiết kế với các con lò xo riêng lẻ, chúng được bọc trong những chiếc túi. Các túi lò xo này có độ đàn hồi, đem đến hiệu ứng nâng đỡ tốt, bồng bềnh.
Ưu điểm của đệm lò xo:
- Độ đàn hồi tốt, không bị xẹp lún như nhiều loại nệm khác trên thị trường.
- Chịu được trọng lượng >65kg.
- Bề mặt nệm êm ái, tạo cảm giác thoải mái, không bị nhức mỏi.
- Khi xoay người trên nệm, không nghe thấy tiếng động.
- Giá thành vừa phải, thấp hơn so với nệm cao su thiên nhiên.
- Thiết kế thẩm mỹ, phù hợp với nhiều không gian nội thất.
Nhược điểm của đệm lò xo:
- Đệm lò xo do có các khung giá đỡ kim loại, nên có trọng lượng lớn, khá cồng kềnh, khó khăn trong việc di chuyển.
- Việc vệ sinh, làm sạch nệm phức tạp hơn so với các loại nệm khác.
- Độ đàn hồi của đệm sẽ kém dần đi, khả năng đàn hồi cũng bị ảnh hưởng.
- Ngoài ra, nệm lò xo cũng không phù hợp với những người thích nằm cứng, hoặc những người bị đau lưng.
Vệ sinh nệm lò xo: Tại sao cần thiết?
Nệm lò xo chính khá nặng, cồng kềnh nên việc di chuyển để vệ sinh làm sạch từng mặt nệm cần phải có ít nhất 2 người. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải vệ sinh, làm sạch thường xuyên, giúp mang đến nhiều lợi ích:
Chất lượng không khí tốt hơn
Nệm lò xo hay bất cứ nệm khác nếu lâu ngày không được vệ sinh thì cũng dễ tích tụ bụi bẩn. Các hạt bụi rất nhẹ bám trên nệm cũng như bay lơ lửng trong không khí, bám vào các đồ dùng khác trong phòng. Nếu như mọi người hít hoặc tiếp xúc phải sẽ có thể mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng, mẩn ngứa, ho lao,…
Nệm được hút bụi hàng ngày sẽ giúp loại bỏ được phần lớn vi khuẩn, mạt bụi, tế bào nấm mốc.
Bề mặt nệm sạch thì không khí trong phòng cũng trong lành, tươi mới hơn.
Nó làm giảm nguy cơ dị ứng và ngứa
Nệm bẩn tiềm ẩn nguy cơ dị ứng và mẩn ngứa trên da rất cao bởi mỗi ngày chúng ta đều tiếp xúc trực tiếp với nệm. Do vậy, cần phải giặt sạch sẽ chăn, ga, gối nệm trong phòng ngủ để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ.
Kéo dài tuổi thọ cho đệm lò xo
Việc làm sạch đệm sẽ làm giảm sự mài mòn, bạc màu của lớp vỏ bọc bên ngoài nệm. Đồng thời, giúp bề mặt nệm bằng phẳng, hạn chế sụt lún.
Phương pháp bảo dưỡng nệm lò xo hàng ngày
Một tấm nệm muốn duy trì độ bền dài lâu, người sử dụng phải chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Phương pháp bảo dưỡng nệm cơ bản như sau:
1. Không ngồi trên mép nệm, mặt ngoài của nệm trong thời gian dài.
2. Không uốn cong hoặc gấp nệm và không buộc quá chặt nệm lò xo bằng dây thừng dễ khiến nệm bị biến dạng, khó trở lại hình dáng ban đầu.
3. Mua lớp vỏ bọc chống thấm bên ngoài cho nệm cũng như chăn, ga gối để không bị bám bẩn, dính nước.
4. Không nhún nhảy trên nệm, dễ khiến nệm lò xò giảm độ đàn hồi và sụt lún.
5. Khi sử dụng đệm lò xo, chú ý đặt tấm đệm bông ép hoặc mền tiếp xúc với khung giường để giảm ma sát, kéo dài tuổi thọ.
6. Thường xuyên lật đệm để nằm, để dàn trải lực đều lên toàn bộ nệm, giảm nguy cơ biến dạng, sụt lún ở vùng trung tâm, các mép.
7. Để giữ độ thông thoáng cho nệm, hãy tháo màng ni lông khi sử dụng để hơi nước không tồn đọng bên trong nệm.
8. Cần có vật hỗ trợ dưới tấm nệm và không được đặt trên không.
Các bước vệ sinh nệm lò xo
Cách giặt nệm lò xo tại nhà như sau:
Chuẩn bị
Trước hết,bạn cần dọn dẹp tất cả vật dụng trên giường như chăn, gối, thú nhồi bông.
Tháo các tấm topper, miếng lót nệm, giũ bỏ bụi bẩn và giặt chúng. Đảm bảo rằng bạn đã đọc hướng dẫn giặt và cũng có thông tin về cách giặt chúng.
Dùng máy hút bụi để hút tất cả ngóc ngách trên nệm.
Kiểm tra tình trạng ô nhiễm của vỏ nệm xem có bị ố vàng, mốc ở đâu không? Nếu vỏ bọc nệm không có vết ố vàng, có thể đem vào máy giặt trực tiếp. Nếu vỏ bọc bị ố vàng, xỉn màu , cần phải ngâm vỏ nệm với dung dịch tẩy trắng trước khi đem vào máy giặt.
Vệ sinh nệm lò xo
Dùng máy hút bụi hút sạch các bụi bẩn và tạp chất trên mặt trước và sau của nệm, các mép, nếp gấp.
Dùng hoá chất chuyên dụng hoặc tự pha chế để tẩy điểm bẩn, khu vực bị ố vàng, xỉn màu.
Dùng máy giặt hơi nước nóng áp suất cao để xử lý các vết bẩn, vết mốc, đồng thời hơi nước nóng còn có tác dụng khử mùi hôi rất hiệu quả.
Dùng máy hút bụi hút sạch lại lần nữa trên bề mặt nệm.
Khử mùi hôi
Đối với mùi khói thuốc lá, mùi khai của thú cưng, mùi mồ hôi của cơ thể người, cần phải tiến hành loại bỏ càng sớm càng tốt.
Bạn sử dụng baking soda, dấm trắng, cồn, phấn rôm, hàn the, bình xịt khử mùi chuyên dụng để khử các mùi trên.
Phơi nệm
Bạn hong khô nêm tại nơi có bóng râm mát, có nhiều gió và nắng nhẹ.
Lồng lại vỏ bọc nệm
Sau khi vỏ bọc nệm được giặt sạch sẽ cũng như nệm đã được hong khô, bạn hãy bọc lại nệm để nệm tránh được sự xâm lấn của bụi bẩn từ bên ngoài vào.
Công việc cuối cùng là sắp xếp gọn gàng lại các gối ôm, gối nằm, chăn…theo đúng vị trí, giúp căn phòng trở nên gọn gàng, ngăn nắp.
Cách vệ sinh nệm lò xo
Việc vệ sinh nệm lò xo có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo mức độ vết bẩn, kích thước, kết cấu của nệm.
- Đối với nệm có vỏ bọc bên ngoài, bạn hãy tháo rời và giặt sạch, sau đó mới xử lý nệm bên trong.
- Đối với bụi bẩn cục bộ, bạn có thể dùng nước vệ sinh nệm chuyên dụng từ các thương hiệu như 3M, Goodmaid.
- Bạn sử dụng bàn chải hoặc miếng bọt biển để chà lên vết bẩn cứng đầu trên nệm.
- Tiến hành vệ sinh toàn diện, dùng bình xịt giặt khô để làm sạch nệm.
- Sử dụng bàn ủi hơi nước, giúp khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc ẩn nấp sâu dưới nệm.
Lưu ý:
Hút bụi cho nệm lò xo thường xuyên bằng máy hút bụi, bạn đặt đầu máy hút bụi sát bề mặt nệm để hút, không quên bỏ qua nếp gấp, rãnh nệm.
Nếu đệm lò xo bị bẩn, bạn không được giặt ướt với nước, mà thay vào đó, hãy thực hiện phương pháp sau:
Pha một chai dung dịch với baking soda, giấm trắng, bột giặt và nước, sau đó đổ vào bình xịt dạng phun sương và xịt dung dịch đã pha lên đệm và dùng bàn chải đánh răng chà lại nhiều lần.
Đối với vết bẩn chưa xác định nguyên nhân do đâu, bạn có thể dùng chất tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên hoặc sử dụng nước rửa chén loại nhẹ và làm sạch như các thao tác ở trên.
Bạn làm khô nệm bằng máy xông hơi nóng hoặc quạt điện. Tuyệt đối không thổi bằng khí nóng ở cự ly gần để tránh làm biến dạng bề mặt nệm hoặc cháy đệm.
Cách tẩy các vết bẩn trên nệm lò xo
Loại bỏ nấm mốc
Đem đệm hong khô tại nơi nắng ráo, nhiều gió là cách đơn giản để nệm loại bỏ mùi hôi, ẩm mốc. Nếu không có nhiều diện tích để phơi nệm, bạn chỉ cần mở cửa sổ để căn phòng thoáng gió, giúp nệm cũng như các đồ dùng, vật dụng khác được khô ráo, sạch sẽ.
Tẩy các vết bẩn do đồ uống có màu
Các vết bẩn có màu như nước trà, nước cà phê, nước ép hoa quả, bạn hãy sử dụng chất tẩy rửa có múi hoặc giấm để tẩy trắng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cồn y tế để làm sạch vết ố vàng từ đồ uống trên nệm.
Cố gắng không sử dụng chất tẩy vết bẩn có đặc tính mạnh
Trong quá trình vệ sinh nệm lò xo cũng như các loại nệm gấp, nệm xơ dừa, không được sử dụng chất tẩy vết bẩn có tính axit quá mạnh vì chúng sẽ khiến nệm bị phai màu và mài mòn.
Nếu nệm có mùi hôi, hãy rắc đều bột baking soda lên nệm lò xo để qua đêm, sau đó dùng máy hút bụi để hút lại bột baking soda.
Khi có những vết mốc nhỏ trên nệm lò xo, bạn dùng miếng bông y tế đã nhúng qua cồn, sau đó lau lên vết mốc cho đến khi chúng được loại bỏ hoàn toàn.
Nếu nệm bị mốc lớn, có đốm đỏ, xanh, hoặc đen thì bạn nên thay nệm mới để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng.
Để xử lý nước cục bộ, ứ đọng trong khi giặt nệm, bạn sử dụng máy sấy hồng ngoại để ánh sáng bức xạ tác động sâu bên trong lớp nệm dày, giúp nệm khô hoàn toàn.
Vết máu trên nệm cần sớm được làm sạch bằng cách sử dụng hydrogen peroxide. Đầu tiên bạn lau qua vết máu bằng khăn thấm nước lạnh, sau đó dùng hydrogen peroxide để lau kỹ nơi có vết máu vì chúng sẽ dễ dàng loại bỏ protein trong máu. Sau đó dùng khăn khác đã nhúng qua nước, lau cho đến khi bề mặt nệm sạch hoàn toàn.
SOFAKLEAN vừa chia sẻ đến bạn cách giặt nệm lò xo tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có dụng cụ giặt nệm như trên hoặc bạn không có nhiều thời gian để vệ sinh nệm của mình, tốt nhất, bạn nên sử dụng dịch vụ giặt nệm chuyên nghiệp.
Công ty SOFAKLEAN cung cấp dịch vụ giặt nệm tại nhà với chất lượng uy tín, cam kết có bảo hành trong vòng 7 ngày, MIỄN PHÍ giặt lại nếu nệm chưa sạch triệt để.
Chúng tôi nhận giặt các loại nệm trên thị trường như nệm lò xo, nệm gấp, nệm bông ép,… với quy trình xử lý chuyên biệt, an toàn và nhanh chóng.
Nhân viên của công ty đều am hiểu kiến thức xử lý từng loại vết bẩn, cách sử dụng máy móc, dụng cụ, hóa chất giặt nệm, đảm bảo việc giặt nệm diễn ra trong thời gian nhanh chóng nhưng vẫn đạt hiệu quả tối ưu.
Mọi thông tin xin liên hệ đến SOFAKLEAN qua số 0937138840 để được cung cấp bảng báo giá dịch vụ giặt nệm chi tiết.
Chúng tôi sẵn sàng giặt nệm vào bất cứ khung giờ nào theo yêu cầu của các bạn!